star star star star star

10 lỗi meta descriptions cần tránh khi viết

CTA CTR lỗi meta descriptions
avt
TOS Editor
26 tháng 10, 2020  

Bạn có muốn nhận được tỷ lệ CTR cao hơn, thúc đẩy nhiều lượng truy cập organic hơn và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi không? Nếu vậy, bạn cần tránh những lỗi meta descriptions sau đây.

Các lỗi meta descriptions
Các lỗi meta descriptions

Tóm tắt sơ lược meta descriptions trong SEO

Thẻ meta descriptions có còn quan trọng trong SEO không?

Đúng. Nhưng có lẽ không phải vì những lý do đơn giản như bạn nghĩ.

Thẻ meta descriptions quan trọng nên có một số phương pháp hay nhất bạn cần tuân theo khi viết nó.

Có một điều chắc chắn là meta description không phải là yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng nội dung của bạn trong Google. Tuy nhiên, đối với công cụ tìm kiếm Bing là trọng tâm đối với bạn, họ sẽ hỗ trợ và tạo thêm sức hút cho meta description.

Tất cả chúng ta đều biết SEO không chỉ về thứ hạng website.

Hơn nữa, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cũng là về:

  • Xác lập quyền hạn.
  • Thu hút người dùng
  • Tương tác với khách hàng mục tiêu thông qua nội dung giàu từ khóa.
  • Tạo ra ảnh hưởng đến việc tìm kiếm của người dùng.

Thẻ meta description vẫn rất quan trọng khi chúng tạo nên hoặc đóng góp vào một phần nội dung đáng kể được hiển thị trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

Khi bạn nhìn vào một kết quả tìm kiếm, bạn thấy gì?

Đó là URL, tiêu đề trang và đoạn snippet (đôi khi là meta description mà bạn đã tạo), nó sẽ cung cấp một số giải thích về những gì bạn sẽ thấy khi nhấp vào.

Ví dụ về meta description của 1 bài viết
Ví dụ về meta description của 1 bài viết

Thẻ mô tả vẫn tạo cơ hội cho chủ sở hữu website “quảng cáo” một trang hoặc kết hợp CTA (call to action) vào kết quả tìm kiếm.

Bên cạnh đó, meta description có thể bao gồm lời kêu gọi hành động “Click vào để tìm hiểu / đọc / khám phá thêm!” hoặc “Click để mua ngay bây giờ!”

Nếu bạn quản lý website của một doanh nghiệp địa phương, bạn có thể muốn hướng dẫn người dùng của mình “Gọi ngay hôm nay theo số xxx-xxx-xxxx…”

Đây có thể là một chiến lược đặc biệt hiệu quả khi số lượng tìm kiếm trên thiết bị di động tiếp tục tăng.

Nếu ai đó đang tìm kiếm trên điện thoại thấy danh sách kết quả tìm kiếm và kết quả tìm kiếm của bạn là kết quả duy nhất bao gồm số mà họ có thể gọi nhanh mà không cần phải tìm kiếm thêm, bạn đã tự nhiên tăng cơ hội nhận được cuộc gọi.

Theo một nghiên cứu gần đây, Google đang chọn viết lại và thay thế thẻ meta description tối đa 70% thời gian trên các kết quả hiển thị trên thiết bị di động và theo tỷ lệ % thấp hơn một chút trên máy tính bàn.

Tuy nhiên, những đoạn snippet này do chủ sở hữu website tạo ra, với sự chấp nhận của chính Google. Đây là một cách hay để cung cấp bản tóm tắt nội dung của một website.

Sau đó, Google có thể quyết định những gì họ muốn làm với thông tin này. 30% thời gian, họ sẽ sử dụng những gì bạn đã tạo.

Các lỗi meta descriptions thường gặp

1. Meta descriptions quá dài

Quy tắc chung cho độ dài meta description tối đa là 160 ký tự trên máy tính bàn và 120 trên thiết bị di động.

Độ dài meta description trên máy tính bàn.
Độ dài meta description trên máy tính bàn.

Có một điều thú vị là Google có xu hướng tự tạo cho mình nhiều thời gian hơn trong việc sửa đổi các meta description.
Vì vậy, ngay cả khi bạn có bản tóm tắt nội dung trang đó lý tưởng nhất từng được viết. Google sẽ cắt bớt nó và nhiều khả năng sẽ viết lại toàn bộ nếu nó vượt quá những giới hạn số ký tự này.

Cho dù thẻ meta descriptions có ngắn gọn và hấp dẫn nhưng quan trọng nhất vẫn là keyword phải thu hút.

2. Thẻ mô tả quá ngắn

Mặc dù sự ngắn gọn là quan trọng, nhưng bạn cũng nên tận dụng tối đa ký tự được cho phép viết để tóm tắt và quảng cáo nội dung.

Rất có thể các công cụ tìm kiếm sẽ xem các thẻ meta description ngắn là thiếu nội dung và chất lượng không tốt

Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng website của bạn và chắc chắn nhất là phần mô tả được thay thế bằng nội dung mà Google lựa chọn.

Chỉ với 160 ký tự hoặc ít hơn cùng với một lời kêu gọi hành động (CTA) kết hợp thì không có lý do gì lỗi này xảy ra.

3. Meta descriptions không nhất quán với trang nội dung

Thẻ mô tả giúp tóm tắt trang web mà chúng được liên kết. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, meta descriptions không phản ánh chính xác nội dung trên trang web.

Trong trường hợp này, không chỉ thẻ meta description của bạn không được công cụ tìm kiếm sử dụng mà còn có gây hại cho cơ hội nội dung của bạn được index và xếp hạng phù hợp.

4. Thiếu từ khóa liên quan

Hãy coi viết meta description như là cách để mở rộng việc giới thiệu tiêu đề website. Nếu bạn có khả năng viết một tiêu đề dài hơn (thậm chí còn hạn chế hơn cả ký tự của thẻ mô tả), bạn sẽ sử dụng từ khóa nào?

Đảm bảo bạn kết hợp đủ các từ khóa phù hợp, liên quan đến chủ đề để thông báo cho các công cụ tìm kiếm và đối tượng mục tiêu của bạn rằng phần description thực sự phù hợp với nội dung trên trang bạn viết. Đôi khi, Google sẽ đánh dấu những từ khóa có liên quan đặc biệt. Điều này làm tăng thêm cơ hội để nội dung của bạn được chú ý và xuất hiện trên SERPs.

5. Trùng lặp thẻ mô tả

Các thẻ mô tả trùng lặp xuất hiện trên nhiều website thường là kết quả của việc chủ sở hữu website lười sáng tạo.

Sự thật là nội dung trùng lặp thường bị các công cụ tìm kiếm phản đối và điều này cũng đúng khi nói đến mô tả. Mỗi trang phải có phần mô tả hấp dẫn, độc đáo của riêng mình. Nếu không, các crawler của công cụ tìm kiếm có thể lướt qua nó, cùng với nội dung mà nó đang mô tả.

Đôi khi thẻ meta description được CMS hoặc plugin tự động tạo và sau đó bị bỏ qua không xét duyệt. Tuy nhiên, nhiều plugin cũng đưa ra khuyến nghị để khắc phục chúng. Nếu tất cả điều này nghe có vẻ quen thuộc, hãy dành thời gian để xem xét và tối ưu dựa trên những đề xuất đó.

6. Nhồi nhét từ khóa

Nhồi các từ khóa giống nhau vào nội dung trang web là cách SEO thẻ meta description sai lầm. Đây là lỗi meta descriptions thường hay gặp nhất ở những người làm SEO.

Cách hay nhất là kết hợp một từ khóa hoặc cụm từ chính vào phần mô tả trang của bạn để nhất quán với tiêu đề và URL của bạn (mà Google thường đánh dấu trong kết quả tìm kiếm).
Nhưng điều đó là không nên và hiển nhiên nếu bạn có nhiều sự thay đổi ở cùng một từ khóa được nhồi nhét vào một câu dài 160 ký tự. Điều này có thể tác động đến việc giảm thứ hạng giống như các meta description không được căn chỉnh dòng hoặc bị trùng lặp.

7. Phần meta descriptions không hấp dẫn

Lưu ý là thẻ meta descriptions có vai trò kép là mô tả trang web và thu hút đối tượng mục tiêu của bạn thông qua kết quả của công cụ tìm kiếm.

Nói một cách đơn giản, đừng tạo thẻ meta description quá nhàm chán, người tìm kiếm sẽ ngay lập tức lướt qua.

Hãy cho họ một lý do để dừng lại, đọc và thậm chí có thể click vào để tìm hiểu thêm.

Ví dụ về đặt câu hỏi gây tò mò trong meta descriptions
Ví dụ về đặt câu hỏi gây tò mò trong meta descriptions
Hai ví vụ đang cạnh tranh nhau trên SERP về vỏ Iphone
Hai ví vụ đang cạnh tranh nhau trên SERP về vỏ Iphone

8. Bị thiếu CTA

Nếu bạn có thể mô tả đầy đủ nội dung và ngữ cảnh của trang và còn chỗ thêm CTA thì bạn nên thêm vào.
Chỉ cần có một sự tác động nhỏ thông qua CTA tới khách hàng tiềm năng thì điều đó cũng đủ khiến họ nhấp vào liên kết của bạn thay vì liên kết của đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ về CTA trong meta descriptions
Ví dụ về CTA trong meta descriptions

Ngoài ra, muốn sử dụng lời kêu gọi hành động hiệu quả, bạn viết lời kêu gọi đó tập trung vào lợi ích, giảm thiểu rủi ro hoặc tạo ra cảm giác cấp bách cho người dùng.

Ai lại không muốn “Nhấp ngay để nhận ưu đãi miễn phí, không bắt buộc!”?
Việc để người tìm kiếm nhấp vào kết quả của bạn là một cách thể hiện quyền hạn của bạn và dẫn đến cải thiện vị trí trong kết quả tìm kiếm.

Vậy tại sao không sử dụng mọi cách có thể để cải thiện cơ hội nhận được nhấp chuột của bạn?

9. Không nhất quán giữa meta descriptions và snippets

Meta descriptions (những từ bạn viết) và snippet (những từ mà công cụ tìm kiếm hiển thị trong SERPs) không giống nhau.

Như đã lưu ý ở trên, Google chỉ có thể sử dụng meta description của bạn khoảng 30% thời gian.

Bạn sẽ muốn đảm bảo cả thẻ mô tả và phần còn lại của nội dung trang của bạn đều được tối ưu hóa cho các nhóm từ khóa dựa trên chủ đề, mục đích mà bạn hy vọng được tìm thấy.

Ngay cả khi công cụ tìm kiếm không sử dụng mô tả của bạn, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến snippet cuối cùng được hiển thị.

Có nhiều loại snippet và các phương pháp hay nhất để tạo và SEO nội dung của bạn với các featured snippets.

10. Không viết meta descriptions

Hiện nay, vẫn có những trang web mắc lỗi meta descriptions cơ bản như việc không hề viết thẻ mô tả cho trang.
Có lẽ bạn đã nghe và tin (trước khi đọc bài này) rằng thẻ mô tả hoàn toàn không quan trọng và không nên được ưu tiên.

Dưới đây là ví dụ về những gì có thể xảy ra khi bạn không có phần mô tả, nội dung hạn chế và Google phải quyết định những gì còn lại để đặt ở đó.

Ví dụ về 1 trang web không có phần meta descriptions
Ví dụ về 1 trang web không có phần meta descriptions

Qua ví dụ này có thể thấy trang web này không có sức hút níu kéo người dùng click vào và ở lại lâu hơn với website.
Hơn nữa, thẻ meta description đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng hiển thị và tiềm năng click qua của nội dung website của bạn trong các công cụ tìm kiếm.

Kết luận

Thẻ meta descriptions đóng vai trò rất quan trọng trong SEO. Vì giúp bạn cải thiện khả năng hiển thị organic search và nhận được nhiều lưu lượng truy cập trang web hơn. Cho nên bạn đừng để mắc phải những lỗi meta descriptions cơ bản nhất. Nếu không, website của bạn không được Google và người dùng đánh giá cao.

Nguồn tham khảo: https://www.searchenginejournal.com/meta-description-mistakes/250897/

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat