Competitor Analysis là gì? 10+ Cách thực hiện phân tích cạnh tranh hiệu quả
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào việc lên chiến lược kinh doanh rất quan trọng. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể hoạch định được chiến lược và nâng cao khả năng phát triển trong tương lai. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải phân tích cạnh tranh (competitor analysis). Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Xem thêm:
- Brief là gì? 9 Yếu tố tạo nên bản Brief chuẩn chỉnh, hoàn hảo 2024
- Competitive Research & Market Analysis with SEMrush
Competitor Analysis là gì?
Phân tích cạnh tranh (competitor analysis) đúng với tên gọi của nó chính là việc đề ra một chiến lược, trong đó bạn cần xác định được các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu sản phẩm, chiến lược bán hàng và cách thức tiếp thị của họ. Từ đó, tạo ra chiến lược kinh doanh riêng cho bạn nhằm nâng cao, cải thiện và vượt xa đối thủ.
Lợi ích từ việc phân tích cạnh tranh
Để tìm hiểu chi tiết về cách hoạt động, phương thức thực thi của đối thủ bạn cần phân tích cạnh tranh. Điều này cho phép bạn nắm bắt nhanh những xu hướng trong ngành, tạo ra những điều mới mẻ, độc nhất. Dĩ nhiên sản phẩm của bạn vẫn luôn đáp ứng đủ những tiêu chuẩn ngành. Cùng tìm hiểu những lợi ích khác từ competitor analysis và những thông tin mà bạn có thể lấy được từ đối thủ của mình nhé!
- Xác định, gợi ý cho bạn giá trị độc đáo của sản phẩm (điểm nổi bật của sản phẩm đối thủ, tìm kiếm sự khác biệt cho sản phẩm của bạn) nhằm tạo ra những nỗ lực tiếp thị trong tương lai.
- Xác định, tham khảo được những gì mà đối thủ bạn đang làm (chiến dịch tiếp thị).
- Phân tích được điểm có – điểm mất của đối thủ. Từ đó bạn nhận định được bạn cần phải có gì cho sản phẩm của mình (đối tượng, khách hàng, khu vực cơ hội trên thị trường, các thử nghiệm chiến lược tiếp thị mới, độc đáo mà đối thủ chưa tận dụng)
- Tìm hiểu thông qua đánh giá, trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm của đối thủ. Bổ sung tính năng, nhu cầu khách hàng cần vào sản phẩm của mình.
- Cung cấp cho bạn một tiêu chuẩn để đo lường sự phát triển của chính mình.
Xem thêm: 7 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp
Phân tích cạnh tranh trong tiếp thị
Competitor analysis sẽ mang để nhiều lợi ích cho thương hiệu của bạn. Bằng cách thực hiện phân tích đối thủ SEO, bạn có thể:
- Xác định khoảng “rỗng” trên thị trường
- Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới
- Nghiên cứu xu hướng thị trường
- Tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn
Từ bốn thành phần, yếu tố trên bạn sẽ dễ dàng xây dựng được chiến lược kinh doanh của riêng bạn. Từ đó, dẫn dắt thương hiệu và doanh nghiệp bạn phát triển, mang lại những giá trị người dùng cao.
Tham khảo: UI UX là gì? Sự khác nhau giữa UI UX design
10+ Phương diện thực hiện phân tích cạnh tranh doanh nghiệp cần biết
Xem thêm: Content Marketing Checklist – Ideas you should try
- Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
Trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề việc đầu tiên bạn cần làm là phải xác định được đối thủ của bạn là ai? Việc xác định đúng đối thủ cạnh tranh giúp bạn có thể so sánh dữ liệu một cách chính xác. Từ những hoạt động hiệu quả, không hiệu quả của đối thủ, bạn sẽ tự rút ra được kinh nghiệm cho riêng mình. Làm thế nào để bạn có thể làm được điều này???
Trước tiên, bạn cần chia đối thủ cạnh tranh của mình thành hai loại: trực tiếp và gián tiếp.
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: tức là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự những sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và đều hoạt động trong cùng một khu vực địa lý.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: là những đối thủ cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng chúng có thể đáp ứng cùng một nhóm nhu cầu của khách hàng và giải quyết được vấn đề đó.
Cách phân chia này khá là lý thuyết, vì trên thực tế có rất nhiều người đã nhầm lẫn chúng với nhau. Họ chỉ tập trung phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp khi so sánh thương hiệu của họ. Đây cũng được xem như là lý do tại sao bạn sẽ thường xuyên muốn chạy phân tích đối thủ. Bạn sẽ đảm bảo được tính liên tục khi xác định phạm vi và nhận thức được những thay đổi mới nhất của đối thủ.
- Sản phẩm mà đối thủ của bạn đang cung cấp là gì?
Bạn cần phải quan tâm, nghiên cứu về dòng sản phẩm, chất lượng, giá và các dịch vụ mà đối thủ cung cấp. Bạn có thể phân tích bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Chi phí sản phẩm của đối thủ là cao hay thấp?
- Cách thức bán hàng với số lượng lớn, combo hay bán lẻ?
- Thị phần của họ là gì?
- Đặc điểm và nhu cầu khách hàng họ muốn nhắm đến là gì?
- Chiến lược mà họ sử dụng để bán hàng trực tiếp là gì?
- Công ty cần làm gì để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
- Hình thức phân phối và dịch vụ của đối thủ như thế nào?
- Nghiên cứu các chiến thuật và kết quả bán hàng của đối thủ
Đối với những chiến lược, nội dung đối thủ cung cấp việc competitor analysis sẽ trở nên dễ dàng hơn.Tuy nhiên, bạn sẽ gặp khó khăn khi phân tích doanh số bán hàng của đối thủ, vì vấn đề này cũng khá nhạy cảm. Bạn có thể tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau để giúp chiến lược kinh doanh của bạn thêm hoàn hảo hơn.
– Quy trình bán hàng của đối thủ như thế nào?
– Những kênh bán hàng của đối thủ?
– Địa điểm bán hàng, lợi thế của mặt bằng đó như thế nào?
– Thị trường của họ có mở rộng hay tập trung?
– Chương trình bán hàng đối với đối tác của đối thủ
– Có lý do gì để khách hàng của họ không mua?
– Doanh thu mỗi năm của đối thử là bao nhiêu?
– Chương trình giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ của đối tác?
– Nhân viên bán hàng tham gia vào quá trình tiếp thị như thế nào?
Khi bạn hoàn toàn trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ có được kha khá thông tin hữu ích đấy! Mức độ cạnh tranh về quy trình bán hàng và những thông tin bạn cần để chuẩn bị bán hàng sẽ dễ dàng được lên ý tưởng.
Với một số công ty công khai báo cáo hằng năm, bạn có thể tham khảo trực tiếp doanh số của họ thông qua CRM. à tiếp cận với những khách hàng đã đề cập rằng họ đang xem xét đối thủ cạnh tranh của bạn. Việc đặt câu hỏi mở, bạn sẽ có được những phản hồi trung thực về những gì khách hàng thấy hấp dẫn về thương hiệu của bạn và những gì có thể khiến khách hàng quay lưng.
Xem thêm: Công cụ phân tích website đối thủ với SEMrush
- Tham khảo giá mà đối thủ triển khai
Bên cạnh các yếu tố về chi phí, nhân công,… để tạo sản phẩm, bạn không thể bỏ qua yếu tố hiểu về giá của đối thủ cạnh tranh (cùng sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự). Nếu bạn cảm thấy sản phẩm, dịch vụ của mình có những tính năng vượt trội so với đối thủ, bạn có thể cân nhắc giá của mình sẽ nhỉnh hơn đối thủ hay tiêu chuẩn ngành. Tuy nhiên, bạn cần đưa ra được lý do vì sao sản phẩm của bạn lại có giá đó với những tính năng độc đáo.
- Đảm bảo bạn đáp ứng đủ chi phí vận chuyển cạnh tranh
Có rất nhiều lý do khách hàng lại bỏ giở giỏ hàng của bạn, trong đó phải kể đến chính là nỗi băn khoăn về chi phí vận chuyển? Nắm bắt tâm lý của đại đa số khách hàng hiện nay, với những quyền lợi như giao hàng miễn phí sẽ thu hút khách hàng mua và sử dụng mặt hàng của bạn hơn. Nếu giao hàng miễn phí không phải là lựa chọn thiết thực của doanh nghiệp, bạn có thể xem xét theo phương thức khác như chương trình giảm giá dịp lễ, quà tặng trên phương tiện xã hội hay chính sách chương trình khách hàng thân thiết.
Xem thêm: Data Analytics là gì? Những điều hay ho bạn nên biết về Data Analytics
- Phân tích cách thức, chương trình tiếp thị của đối thủ
Cách nhanh nhất để phân tích được tiếp thị của đối thủ chính là phân tích trang web của họ. Hãy ghi lại và sao chép URL cụ thể tham khảo trong tương lai:
– Số blog đối thủ có?
– Họ có đăng video hoặc hội thảo trên web không?
– Họ có podcast không?
– Những nội dung trực quan tĩnh như đồ hoạ thông tin và phim hoạt hình có được họ sử dụng hay không?
– Họ có phần câu hỏi thường gặp không?
– Họ đang chạy những chiến dịch, chương trình quảng cáo trực tuyến nào?
- Lưu ý đến chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh
Bạn cần xác định được chiến lược nội dung mà đối thủ đang sử dụng. Những chiến lược nội dung đó có thể là hình ảnh, video, câu từ, CTA,..Khi bạn đã nắm được những hiểu biết vững chắc về chiến lược tiếp thị của đối thủ, bạn cần phải tìm hiểu xem liệu chiến lược đó có thực sự hiệu quả với họ hay không.
- Tìm hiểu về những công nghệ mà đối thủ đang sử dụng
Khi bạn biết rõ được những loại công nghệ mà đối thủ đang sử dụng, nó sẽ rất hữu ích giúp bạn trong việc giảm thiểu sai làm và tăng động lực trong doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm những kỹ thuật mà công ty đối thủ sử dụng với web của họ. Từ đó, áp dụng những kỹ thuật hay, những điều mà bạn còn thiếu nhé!
- Phân tích mức độ tương tác dựa trên nội dung mà đối thủ cung cấp
Bạn có thể dễ dàng phân tích mức độ tương tác nội dung của đối thủ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Kiểm tra số lượng bình luận, lượt chia sẻ, lượt thích trung bình của đối thủ. Bạn có thể tìm hiểu:
– Những chủ đề đang là trào lưu hiện tại
– Những nhận xét tiêu cực, tích cực hoặc hỗn hợp
– Bình luận phản hồi tốt, phản hồi góp ý về một nội dung nhất định
– Hãy xem đối thủ cạnh tranh của bạn có phân loại nội dung của họ bằng các thẻ hoặc gắn các nút theo dõi, chia sẻ trên mạng xã hội vào nội dung hay không.
- Quan sát cách đối thủ thực hiện quảng bá nội dung tiếp thị
Từ mức độ tương tác, bạn sẽ chuyển ngay đến chiến lược quảng bá nội dung của đối thủ. Như là:
– Mật độ từ khóa trong chính bản sao
– Thẻ văn bản ALT hình ảnh
– Sử dụng liên kết nội bộ (internal link)
Với những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn sắp xếp được mức độ ưu tiên và tập trung vào những điều cần chú ý:
– Nhóm từ khoá đối thủ của bạn đang tập trung, mức độ phổ biến?
– Nội dung của họ có được chia sẻ và liên kết nhiều hay không?
– Những trang web ngoài giúp đẩy liên kết về trang web đối thủ?
– Những công cụ miễn phí và trả phí nào sẽ giúp cho bạn đánh giá toàn diện về web, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của đối thủ.
Xem thêm:
- 5 cách sử dụng Wayback Machine để tối ưu SEO website tốt nhất
- Training và phát triển nhân viên là gì?
- Xem xét sự hiện diện, phủ sóng của đối thủ trên các diễn đàn, mạng xã hội
Độ phủ sóng trên mạng xã hội, sẽ giúp người dùng nhận biết được thương hiệu của bạn nhanh chóng. Các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter, Pinterest, Instagram,.. Bạn cần lưu ý để các mức định lượng như: lượt thích, theo dõi, chia sẻ, mức độ lan truyền, chiến lược truyền thông của đối thủ. Sau khi đã thu thập được những dữ liệu đó, bạn có thể sáng tạo ý tưởng cho nội dung của bạn hiệu quả hơn.
- Phân tích mô hình SWOT để tìm kiếm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của họ khi competitor analysis
Mô hình SWOT đã không còn quá xa lạ khi bạn thực hiện competitor analysis. SWOT giúp bạn ghi lại điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của họ một cách tổng thể. Bạn có thể tự đặt một số câu hỏi sau:
– Điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh của bạn? (Sản phẩm, tiếp thị nội dung, truyền thông xã hội,…)
– Những lợi thế cạnh tranh mà đối thủ đang nắm được so với bạn?
– Điểm yếu nhất của đối thủ?
– Những cơ hội nào mà đối thủ đã xác định trên thị trường?
Bằng cách phân tích đối thủ, bạn sẽ rút ra được điểm mạnh và điểm chưa tốt của công ty bạn. Tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục những nhược điểm đó.
Qua đây là những thông tin cần lưu ý cũng như những cách thực thi competitor analysis mà TOS đã bật mí cho bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và giúp bạn lên kế hoạch chiến lược kinh doanh của mình hoàn hảo hơn.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành