Quản trị website là gì? Hướng dẫn cách quản trị website hiệu quả
Quản trị website là một phần của quản trị thương hiệu và cũng là một trong những công việc quan trọng giúp website nói chung hay website bán hàng của bạn nói riêng hoạt động tốt, mang lại hiệu quả. Vậy quản trị website là gì? Công việc quản trị bao gồm những gì? Trong bài viết này, TOS sẽ giải đáp những vấn đề này giúp bạn hiểu rõ hơn về quản trị web.
Xem thêm:
1. Quản trị website là gì?
Quản trị website là quá trình quản lý, tối ưu nhằm đảm bảo cho website của bạn được vận hành tốt và nâng cao trải nghiệm người dùng. Do đó, một nhân viên quản trị website không chỉ am hiểu về lập trình HTML, PHP,… mà cần có những kiến thức liên quan đến quản trị nội dung, sales, quảng cáo để thu hút người dùng đến với trang web của mình.
2. Tại sao cần quản trị website?
2.1. Phát triển lượng truy cập website
Website không chỉ là nguồn thu hút khách hàng tiềm năng mà còn đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng và chăm sóc website khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Quản trị web sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập của website bạn.
Xem thêm: Top 5 Cách Tạo Website Bán Hàng Miễn Phí, Nhanh Chóng
2.2. Tiết kiệm chi phí và mở rộng thị trường mục tiêu
Website được xây dựng tốt sẽ thu hút được nhiều người dùng đến với website hơn. Thậm chí, nếu nội dung hấp dẫn, phù hợp thì người dùng sẽ chia sẻ lên mạng xã hội. Từ đó, có thêm nhiều người dùng khác đến với website của bạn.
Ngoài ra, ngày nay rất nhiều người dùng có nhu cầu mua hàng online. Đây sẽ là cách tiết kiệm chi phí và hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Do đó, việc quản trị web sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn vừa mở rộng thị trường vừa tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: OOP là gì? Những điều cần biết về lập trình hướng đối tượng
3. Mô tả công việc quản trị website
3.1. Quản trị và cập nhật giao diện website
Công việc đầu tiên của một người quản trị Website đảm nhận chính là quản lý và cập nhật giao diện Website. Tuy giao diện đã được thiết kế trước nhưng qua thời gian, xu hướng thay đổi liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật thường xuyên. Điều này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa thể hiện hình ảnh doanh nghiệp mong muốn trong từng giai đoạn.
3.2. Xây dựng kế hoạch nội dung định kỳ
Là một quản trị viên, bạn cần nắm rõ content hiện tại của website mình, từ đó đưa ra kế hoạch tạo mới và tối ưu phù hợp. Khi triển khai content cần lưu ý nhất quán thể hiện sứ mệnh doanh nghiệp, triết lý kinh doanh. Đồng thời giới thiệu thương hiệu và sản phẩm đến người dùng.
3.3. Xây dựng kế hoạch tối ưu web
Bên cạnh content, một website cũng cần đáp ứng nhiều tiêu chí khác để đạt được thứ hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm (search engine). Vì thế, 1 nhân viên quản trị website nào cũng phải biết đến các kiến thức SEO cơ bản để làm việc và trao đổi với team SEO, giúp lên kế hoạch tối ưu website.
Xem thêm:
- Top 10 Phần Mềm SEO website miễn phí và có phí Tốt Nhất
- SEO web là gì? 10 cách SEO web hiệu quả và tăng traffic
- Phân Tích Swot Là Gì? Làm Thế Nào Để Xây Dựng Ma Trận SWOT Hiệu Quả
3.4. Quản lý hosting và sao lưu dữ liệu
Để quản lý website hiệu quả, bạn cần đảm bảo hosting hoạt động bình thường. Bạn cũng phải cần sao lưu dữ liệu của website. Việc này giúp đề phòng trường hợp hosting gặp sự cố nghiêm trọng sẽ có phương án phục hồi về sau.
3.5. Quảng cáo cho website
Muốn kéo traffic về website thì ngoài SEO bạn cũng có thể kết hợp SEO và Google Adwords. Nếu ngân sách là vấn đề lớn thì bạn có thể chọn cách seeding các bài viết của mình lên nhiều nền tảng xã hội hay trong chiến dịch Email Marketing. Kết hợp nhiều phương pháp Marketing Online sẽ đảm bảo thu về kết quả tốt hơn thay vì quá tập trung vào một mảng.
Xem thêm:
3.6. Đánh giá hiệu quả quản trị website
Đánh giá hiệu quả Website là cơ sở để bạn theo dõi hoạt động, kịp thời cải tiến các vấn đề để tối ưu Website. Một số công cụ đánh giá hoạt động Website hữu ích hiện nay cho các Webmaster như: Google Analytics, Google Webmaster Tools, Alexa,…
Xem thêm: 10 cách kiểm tra traffic website mình và đối thủ miễn phí
4. Những kỹ năng nghề quản trị website cần có
- Kiến thức về ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành: Để xây dựng và thực hiện thay đổi một số thứ cơ bản trong Website, bạn có hiểu biết nhất định về HTML, CSS và mã Javascript,…
- Biết sử dụng các công cụ quản trị website như Google Webmaster Tool, Google Analytics,…
- Kiến thức về SEO và Digital Marketing: SEO là công việc quan trọng mà Webmaster phải thực hiện. Webmaster giỏi là người biết cách tối ưu trang Web, tăng thứ hạng từ khóa trên kết quả tìm kiếm Google, thu hút lượt traffic về Web.
- Một số kỹ năng khác cần có để Webmaster chủ động hơn trong công việc: thiết kế hình ảnh cơ bản, khả năng viết nội dung,…
Xem thêm: Git là gì? Các thuật ngữ và câu lệnh Git quan trọng với lập trình viên.
5. Những công việc quản trị website cho người mới học
5.1. Công việc hàng ngày
– Backup website: Bước này giúp bạn nhanh chóng khôi phục trạng thái website trong trường hợp web/ hosting gặp sự cố. Cách tốt nhất là bạn nên lưu trữ offline file WordPress và dữ liệu mỗi ngày.
Xem thêm: WordPress Là Gì? Vì Sao Nên Dùng WordPress Web Hosting Khi Làm SEO
– Quản lý uptime: Bạn có thể đăng ký các công cụ checking online miễn phí để nhận thông báo khi website bị downtime. Nếu downtime thường xuyên, bạn nên cân nhắc đổi nhà cung cấp hoặc nâng cấp hosting.
– Báo cáo bảo mật: các rủi ro bảo mật và phần mềm độc hại xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế, đòi hỏi bạn cần phải cảnh giác tránh nguy cơ lây nhiễm các mã độc này.
5.2. Công việc hàng tuần
– Kiểm tra website, theme, plugin: Cập nhật những thay đổi mới nhất từ nền tảng để bảo vệ website khỏi nguy cơ bị rò rỉ bảo mật.
Xem thêm:
- Top 3 plugin WordPress tốt nhất của Google Analytic
- Top 18 plugin tăng tốc độ website WordPress tốt nhất
– Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt khác nhau: Kiểm tra website không bị lỗi format hay layout trên các trình duyệt khác nhau nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng.
5.3. Công việc hàng tháng, quý
– Phân tích website: Các công cụ như Google Analytics, Search Console kiểm tra website xem traffic đến từ đâu, bao nhiêu click, đến từ từ khóa nào,… cũng như thay đổi các trang kém chất lượng.
– Kiểm tra loading time: Bạn cần kiểm tra tốc độ tải trang hàng tháng. Đặc biệt là khi bạn có thêm nhiều file media hay plugin thì website càng nặng và loading lâu hơn.
– Kiểm tra form: Mỗi tháng, bạn nên lướt qua website 1 lần và điền thử các form để đảm bảo người dùng không bị lỗi khi tương tác.
– Loại bỏ thêm hoặc plugin không dùng: 3 tháng/ lần, bạn lọc ra lượng theme hay plugin không cần thiết cho website. Xử lý bằng cách deactive rồi delete hoàn toàn.
– Kiểm tra lại backup: Các bước backup phải làm hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên định kỳ xem xét vị trí file lưu trữ dữ liệu quan trọng. Đồng thời dự đoán mức độ hiệu quả của kế hoạch dự phòng trước khi sự cố xảy ra.
– Tối ưu cơ sở dữ liệu: Những nền tảng như wordpress ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân là do các chức năng như nháp, comment spam, review lại bài post ….Vì thế, bạn nên thường xuyên tối ưu dữ liệu để website hoạt động hiệu quả hơn.
5.4. Công việc hàng năm
– Cập nhật copyright: Thông tin này trên menu footer nên cập nhật theo năm hiện tại. Nếu không, khách hàng sẽ không tin tưởng để liên hệ với bạn.
– Review, đánh giá plugin và theme: Xem xét tất cả plugin và đánh giá hiệu suất của chúng đồng thời đảm bảo theme đang dùng đáp ứng tiêu chuẩn wordpress, cập nhật code nếu cần.
Xem thêm: Website doanh nghiệp: Những vấn đề kỹ thuật cần chú ý
6. Hướng dẫn quản trị Website WordPress
Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống quản trị Website
Bước 2: Chỉnh sửa thông tin trong hệ thống quản trị
Bước 3: Thêm hình/ ảnh/ nhạc video
Bước 4: Quản trị liên kết
Bước 5: Quản trị trang
Bước 6: Quản trị phản hồi
Bước 7: Quản trị giao diện
Bước 8: Quản trị thành viên
Bước 9: Quản trị cài đặt
Bước 10: Quản trị Download
Bước 11: Chuyển sang quản trị Tiếng Anh
Xem thêm: Plugin WordPress: Top 10 tốt nhất để đăng bài tự động
7. Bộ tài liệu, giáo trình tự học quản trị website cho người mới
Bộ tài liệu tự học quản trị website cho người mới gồm những nội dung như:
- Tài liệu xây dựng nội dung website.
- Tài liệu hướng dẫn các vấn đề bảo mật cho website.
- Bộ tài liệu hướng dẫn đánh giá đo lường website với Google Analytics.
- Và nhiều tài liệu khác nữa…
Như vậy, công việc quản trị website đóng một vai trò quan trọng vọng vào thành công của doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quản trị website, các công việc liên quan hay kỹ năng cần có của một webmaster. Bạn có thể truy cập vào website của Toponseek để tham khảo thêm về các dịch vụ SEO của chúng tôi.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành