KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG MINH TRONG MỌI TÌNH HUỐNG
Kỹ năng giao tiếp ứng xử được xem là “chìa khóa vạn năng” trong mọi tình huống tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Đặc biệt, nếu bạn đã xem qua các bài viết về cung hoàng đạo như tháng 4 cung gì bạn sẽ biết được mình có khả năng giao tiếp tốt hay không. Tuy nhiên, kỹ năng này có thể được rèn luyện. Vì sử dụng nghệ thuật ngôn từ hợp lý sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh chóng, giải quyết vấn đề nhanh gọn và tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt người khác. TopOnSeek xin được gửi đến bạn các cách giao tiếp tốt qua bài viết sau.
>>> Tham khảo thêm:
- 20+ Kỹ Năng Bán Hàng Chuyên Nghiệp, Hiệu Quả
- Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
- Multitasking là gì? 6 cách thực hiện multitask hiệu quả
- Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Hay – 28 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Theo Ngành [2023]
- TOP 21 Phần Mềm KPI Phổ Biến Cho Doanh Nghiệp 2022Tháng 12 cung gì? Tất tần tật về vận mệnh, tình yêu và sự nghiệp
- Phương pháp phát triển kỹ năng hiệu quả
- Elevator Pitch là gì? Tìm hiểu về Elevator Pitch 2023
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?
Giao tiếp ứng xử là hoạt động giao lưu, kết nối giữa người với người trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống và là một trong những kỹ năng phát triển bản thân quan trọng. Thông qua kỹ năng giao tiếp ứng xử, bạn sẽ thể hiện thái độ, hành vi, tính cách của mỗi người. Một số người thường được khen là giao tiếp khéo léo, nhưng cũng có một số người bị chê bai vì ứng xử kém. Kỹ năng giao tiếp ứng xử khôn ngoan chính là kỹ năng mềm chủ yếu để gắn kết và phát triển tổ chức.
>> Xem thêm:
- Kỹ năng cứng là gì? Cách rèn luyện các kỹ năng cứng quan trọng nhất
- Các kỹ năng trong CV giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng
- Content Creator là ai? Kỹ năng cần có của Content Creator?
6 bí quyết nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử
1. Giao tiếp với sự chân thành, cởi mở
Chân thành chính là nền tảng để phát triển lâu dài mọi mối quan hệ. Trong môi trường làm việc, để tránh làm phật ý đối phương, người ta thường dùng những lời nói hay hành động trái với mong muốn của mình. Đôi khi, cạnh tranh trong công việc cũng là tác nhân khiến nhân viên phải xu nịnh lãnh đạo. Thay vì có được ấn tượng tốt từ người khác bằng chiêu trò, bạn nên bắt đầu mối quan hệ ấy bằng sự chân thành.
Ngoài ra hãy đừng ngần ngại chia sẻ và bày tỏ tâm tư của mình để đồng nghiệp hoặc cấp trên có thể hiểu bạn hơn. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp ứng xử này cũng sẽ giúp người khác cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên cạnh bạn.
>>> Tham khảo thêm:
- UI UX là gì? Sự khác nhau giữa UI UX design
- 15 kỹ năng phát triển bản thân giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
- Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
- Unity là gì? Kiến thức cần nắm & Cơ hội việc làm Game Developer?
- Nghề Copywriter là gì? Học gì để trở thành một Copywriter giỏi?
2. Tôn trọng tất cả mọi nhân viên trong công ty
Tôn trọng đồng nghiệp và cấp dưới là cách ứng xử quan trọng trong công việc mà bạn cần phải nắm rõ, bởi lẽ họ chính là những người mà bạn tiếp xúc hằng ngày trên công ty.
Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng bằng cách lắng nghe vẹn toàn khi người khác chia sẻ, không nên phớt lờ, dùng điện thoại hay chen ngang trong quá trình giao tiếp, tránh khoe khoang hay tự cho mình giỏi hơn đồng nghiệp và không chỉ trích, dùng ngôn từ xúc phạm người khác. Kỹ năng giao tiếp ứng xử này sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với mọi người, gắn kết tổ chức lại với nhau và giúp công việc thêm thuận lợi, bất kể là bạn đang ở vị trí nào.
3. Ứng xử khéo léo với cấp trên
Biết trên dưới, phải trái chính là kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh. Trong đó, nhiều sự quan tâm về chủ đề này là vấn đề trong cách giao tiếp với người lãnh đạo. Trước tiên, hãy tạo cho mình một tâm thế tự tin, chủ động học hỏi. Hãy tập cách trình bày vấn đề một cách rõ ràng, thẳng thắn và mạch lạc khi giao tiếp với sếp.
Lúc bị phê bình, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tuyệt đối không cáu gắt, tranh cãi bất cứ điều gì vì sẽ chỉ khiến bạn bị mất điểm trong mắt của cấp trên mà thôi. Thay vào đó, hãy lắng nghe và cởi mở tiếp thu ý kiến của họ.
>>> Xem thêm:
- [2023] Tháng 4 cung gì? Giải mã vận mệnh, tình yêu & Sự nghiệp
- Học kinh tế ra làm gì? Cơ hội phát triển và mức lương ngành kinh tế
- Vị trí HR Business Partner là gì? Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp
4. Nói “không” với những việc không phải là chuyên môn của bản thân
Tuy hòa đồng với đồng nghiệp, kính nể cấp trên là cách giao tiếp ứng xử khéo léo nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ chấp nhận “tất tần tật” những yêu cầu, nhờ vả từ người khác.
Bạn đừng nên tự biến mình thành “chân sai vặt” của cả tổ chức. Hãy học cách từ chối yêu cầu của người khác khi việc đó nằm ngoài trách nhiệm quyền hạn của bạn. Nói “không” sẽ là kỹ năng giao tiếp ứng xử kéo bạn ra khỏi thế bị động.
>> Xem thêm:
- Top 15 mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng, cách viết đơn xin việc
- Mẫu CV tiếng Trung chuẩn nhất, đơn giản và ấn tượng 2024
- Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì? Marketing những điều cần biết
5. Biết giữ khoảng cách vừa phải khi giao tiếp
Trong lúc giao tiếp, người biết cách ứng xử sẽ luôn giữ một khoảng cách thích hợp sao cho đủ để có thể nghe rõ lời của người khác nhưng không quá gần. Nếu gần gũi quá sẽ khiến đối phương mất tự nhiên.
6. Hạn chế bàn tán, chia bè kết phái trong công việc
Giao tiếp trong công việc là điều cần thiết, nhưng đừng quá lạm dụng chúng. Bởi lẽ, nếu tán gẫu quá nhiều sẽ biến bạn thành bà “tám” chốn công sở. Điều này không những khiến bạn trở nên phiền phức với đồng nghiệp mà còn làm giảm hiệu suất công việc của bạn nữa đấy!
Khi bàn tán quá nhiều sẽ dẫn đến trường hợp nói xấu nhau, chia bè kết phái trong tổ chức. Nếu gặp khó khăn trong việc hòa hợp với ai đó trong công ty, hãy khéo léo chia sẻ thẳng thắn với họ. Nói sau lưng sẽ không giải quyết điều gì mà còn gây xung đột trong tổ chức.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm các bí quyết giao tiếp ứng xử ở các trang như:
- Camlydemy.co
- Elsaspeak.edu.vn
- Giatricuocsong.org
2 Nguyên tắc cần cho một kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh
1. Giao tiếp ứng xử với người khác ở góc độ trung hòa
Hãy tiếp cận đồng nghiệp với một góc nhìn không tốt, không xấu. Con người ta thường bị định kiến che mắt và dễ bị chi phối bởi cảm xúc “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Điều nãy sẽ dẫn đến sai lẫm trong giao tiếp ứng xử. Vì vậy, nguyên tắc trong nghệ thuật ứng xử được ra đời.
Trong nguyên tắc này, bạn có thể chia thành 5 bước sau:
- Bước 1: Hãy chấp nhận vấn đề đang xảy ra trong mối quan hệ.
- Bước 2: Biết lắng nghe, tìm thấy điểm mạnh lẫn điểm yếu của đối phương. Đồng thời, thông qua hành động ấy ta cũng có thể tìm được lợi thế của ta.
- Bước 3: Tạo niềm tin và sự đồng cảm ( Khi đã hiểu được đối phương, hãy tạo ra sự tin tưởng với họ).
- Bước 4: Chỉ ra điểm chung của nhau để có thể cộng tác và tạo ra thành quả.
- Bước 5: Xây dựng mối quan hệ thân thiết, chân thành. Từ đó, sẽ tạo được sự ủng hộ của dư luận.
2. Nắm bắt kỹ năng giao tiếp ứng xử tùy nhu cầu mỗi người
Bạn làm thế nào khi đối tượng thờ ơ và không có nhu cầu muốn hợp tác với bạn?
– Hãy gợi sự tò mò hoặc thể hiện cái vui mà bạn có còn người ấy đang cần.
– Giao trách nhiệm một cách công khai.
– Gây niềm say mê cho họ và giúp họ tìm được ý nghĩa trong công việc đang tiến hành.
– Củng cố niềm tin và thuyết phục về một kết quả tốt đẹp.
>>> Tham khảo thêm:
- EQ là gì? Sự khác biệt giữa IQ và EQ
- Cộng Tác Viên (CTV) Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Của CTV
- Intern Là Gì? Internship Là Gì? Top 6 Công Việc Intern Dễ Ứng Tuyển
4 Lưu ý cần biết trong kỹ năng giao tiếp ứng xử
1. Tránh lối nói mỉa mai, bóng gió
Hành động này sẽ khiến người đối diện có ấn tượng xấu về bạn, bạn sẽ có thể bị đánh giá là một người xét nét, có tính ganh tị cao và không thân thiện với những người xung quanh.
2. Tránh nói đến những chủ đề nhạy cảm
Đừng nên nói những chuyện mà người khác không quá hiểu và không quan tâm. Đặc biệt, đối với những chủ đề riêng tư và quá nhạy cảm, bạn không nên đem ra bàn tán vì sẽ bị đánh giá là “kém duyên”, thiếu ý tứ. Hãy lựa chọn những chủ đề phù hợp với từng đối tượng cũng như từng thời điểm để nói.
3. Tuyệt đối không dùng những lời gây tổn thương người khác
Những từ ngữ nhạy cảm, có tính xúc phạm người khác cùng những câu nói gây tổn thương đến danh dự của đồng nghiệp thì bạn tuyệt đối không được nói. Nếu vô tình phát ra lần một thì có thể bỏ qua, nhưng nếu có lần sau, bạn sẽ bị đánh giá là thô lỗ và không biết cách cư xử.
4. Đừng im lặng đột ngột hay bỏ lửng câu nói
Đừng nên im bặt khi đang kể chuyện cho người khác. Điều này sẽ khiến người nghe khó chịu và mất hứng khi phải chờ đợi tín hiệu tiếp tục câu chuyện từ bạn.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên qua nhiều tình hướng. Để áp dụng những kiến thức trong bài viết trên bạn cần phải tìm hiểu kĩ càng và cẩn trọng khi vận dụng vào đời sống. Ngoài những nguyên tắc trên, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về chủ đề này trên Top On Seek để đạt được khả năng giao tiếp ứng xử thông minh nhất và trở nên hạnh phúc trong cuộc sống, thành công trong công việc. Đừng quên ghé thăm website TopOnSeek mỗi ngày để học thêm nhiều điều bổ ích về cách xin việc hay hồ sơ xin việc mẫu mới nhất bạn nhé! Ngoài ra, để tìm kiếm một công việc phù hợp với nhu cầu bạn có thể truy cập CareerViet.vn.
>>> Tham khảo thêm:
- Admin là gì? Nhân viên admin là làm những công việc gì?
- Hồ sơ xin việc chuẩn nhất 2022
- Test EQ – Trắc nghiệm nhanh chỉ số EQ
- JD Là Gì? Vai Trò, Cách Viết JD Thu Hút Ứng Viên – Mẫu JD Chuẩn 2022
- Kỹ năng làm việc nhóm – Chìa khóa vươn tới thành công
- Kỹ năng thuyết trình: Bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành