JD Là Gì? Vai Trò, Cách Viết Job Description Thu Hút Ứng Viên & Mẫu JD
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn công việc phù hợp với bản thân thông qua cung hoàng đạo của mình. Mỗi cung hoàng đạo sẽ mang một tính cách và đặc trưng riêng. Chẳng hạn những bạn sinh tháng 4 thì sẽ có xu hướng thích làm việc sáng tạo, hay những bạn quan tâm tháng 12 cung gì thì sẽ hợp với tài chính, kinh doanh. Ngoài ra, việc hiểu JD hay Job Description là rất cần thiết đối với các nhà tuyển dụng và ứng viên. Vì JD cung cấp nhiều thông tin quan trọng, liên quan đến công ty và một vị trí công việc. Bài viết dưới đây của TopOnSeek sẽ cung cấp các thông tin cụ thể.
Xem thêm:
- 21 Phần Mềm Quản Lý KPI Miễn Phí, Hiệu Quả Nhất
- Training là gì? Các hình thức Training hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay
- Test EQ – 10 Câu Hỏi Test EQ Online Miễn Phí Có Đáp Án [2022]
- Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Hay – 28 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Theo Ngành
JD là gì?
JD là viết tắt của từ Job Description, là bản mô tả công việc của một vị trí cụ thể, được các nhà tuyển dụng đưa ra. Bản mô tả công việc cung cấp đầy đủ thông tin gồm các chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn,… tại một vị trí công việc.
Thông thường, Job Description được thiết kế ngắn gọn, giúp ứng viên hiểu và so sánh với năng lực bản thân có phù hợp hay không.
Hầu hết các cuộc tuyển dụng hiện nay, JD và CV là hai yếu tố bắt buộc không thể thiếu. Nếu JD biểu thị mong muốn của công ty, thì CV thể hiện những kỹ năng, kinh nghiệm ứng viên đã có. Sự tương tác này giúp tổ chức chọn ra ứng viên tiềm năng, giúp ứng viên thuyết phục doanh nghiệp rằng “tôi là người bạn đang tìm kiếm”.
Xem thêm:
- Top 15 mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng, cách viết đơn xin việc
- Cộng Tác Viên (CTV) Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Của CTV
- Mặc gì khi đi phỏng vấn?
Xem thêm:
- Hồ sơ xin việc gồm những gì? Cập nhật đầy đủ, chuẩn nhất 2022
- Top 15 mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng, cách viết đơn xin việc
Mục đích của JD là gì?
Ngoài tìm hiểu khái niệm JD là gì, mục đích của một bản mô tả công việc bao gồm:
- Cung cấp thông tin cho ứng viên về những yêu cầu ứng viên phải có khi thực hiện công việc.
- Cung cấp đủ thông tin giúp ứng viên tự đánh giá bản thân có phù hợp với yêu cầu công việc không.
- Hỗ trợ quá trình tuyển dụng: Giúp bộ phận Nhân sự chọn lọc những ứng viên tiềm năng, đáp ứng yêu cầu công việc và mong muốn của công ty.
- Giúp xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn.
- Giúp ứng viên xác định được nhiệm vụ, vị trí, vai trò trong tổ chức.
- Giúp đặt ra mục tiêu công việc cho nhân viên.
- Hỗ trợ quá trình đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
- Giúp xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển.
Xem thêm:
- EQ là gì? Sự khác biệt giữa IQ và EQ
- Cách deal lương hiệu quả nhất với nhà tuyển dụng
- Mẫu CV tiếng Trung chuẩn nhất, đơn giản và ấn tượng 2024
Vai trò của Job Description
Khi đã nắm được khái niệm JD là gì, chúng ta cần phải hiểu được vai trò của bản mô tả công việc đối với doanh nghiệp và đối với ứng viên.
Vai trò của JD đối với doanh nghiệp
JD cho thấy tính chuyên nghiệp của tổ chức, giúp doanh nghiệp khắc họa chân dung nhân viên phù hợp. Job Description giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách tuyển dụng và đào tạo phù hợp với cơ cấu tổ chức.
Bản mô tả công việc là căn cứ để đánh giá các ứng viên, là cơ sở giải quyết xung đột giữa các nhân viên. Job Description giúp doanh nghiệp sắp xếp lại khối lượng công việc và bố trí nhân sự hợp lý.
JD còn là cơ sở để quản lý lương, thưởng, so sánh mức lương, đãi ngộ tại vị trí đó với thị trường. Từ đó xây dựng một hệ thống lương và chính sách phúc lợi cạnh tranh và phù hợp với công ty.
Xem thêm: SWOT là gì? – Áp Dụng Mô Hình SWOT Trong Kinh Doanh
Vai trò của JD đối với ứng viên
JD giúp ứng viên nắm rõ yêu cầu về vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp, so sánh với năng lực bản thân. Bản mô tả công việc giúp ứng viên hình dung rõ nhất về công việc cần thực hiện, vị trí, quyền hạn và trách nhiệm.
Job Description giúp ứng viên biết được những đãi ngộ được hưởng tương xứng với kết quả công việc phải làm. JD tạo ra mục tiêu rõ ràng để ứng viên nỗ lực và phấn đấu đạt được.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Swot Bản Thân
Job Description bao gồm những nội dung gì?
Bản mô tả công việc ở các vị trí, công ty khác nhau sẽ có những nội dung khác nhau. Theo đó, JD thường sẽ có những phần cơ bản như sau:
- Vị trí công việc: Bao gồm thông tin về chức danh, bộ phận, quản lý trực tiếp.
- Địa điểm, thời gian làm việc.
- Mục đích công việc: là thông tin tóm tắt về công việc, được mô tả ngắn gọn trong một hoặc hai dòng.
- Trách nhiệm và quyền hạn.
- Các nhiệm vụ chính phải thực hiện: Là phần quan trọng nhất trong JD mà ứng viên cần quan tâm. nêu cụ thể các công việc chính nhân viên phải thực hiện tại vị trí công việc này.
- Các mối quan hệ trong công việc: Tại vị trí công việc này phải làm việc với những bộ phận nào trong công ty. Ngoài ra tính chất của công việc này thường xuyên làm việc với nội bộ công ty hay với khách hàng, các tổ chức bên ngoài.
- Điều kiện làm việc: môi trường làm việc, các trang thiết bị cần có khi thực hiện công việc.
- Yêu cầu công việc: Bao gồm những yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, những thái độ, kỹ năng cần có để thực hiện công việc.
Xem thêm:
- 9 kỹ năng phát triển bản thân giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
- 9 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp
- Các kỹ năng trong CV giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Cách viết Job Description thu hút ứng viên nhất 2024
Tiếp theo những thông tin về JD là gì, mời bạn đọc tham khảo cách xây dựng một Bản mô tả công việc.
Tên vị trí công việc
Tên công việc được sử dụng trong Job Description phải là từ ngữ dễ hiểu, hoặc từ được nhiều người biết đến. Điều này giúp ứng viên hình dung công việc họ đang ứng tuyển là gì.
Chức danh công việc có thể bao gồm thâm niên làm việc như “Nhân viên Admin”, “Chuyên viên Nhân sự”, “Trưởng phòng kinh doanh”.
Giới thiệu công ty
Đây là phần thông tin giúp công ty “quảng cáo” thương hiệu của mình trong JD. Liệt kê các thành tích nổi bật hoặc những điểm độc đáo khi làm việc ở đây cũng là một cách giới thiệu công ty và thu hút ứng viên.
Ngoài ra, thông tin về thời gian và địa điểm làm việc của vị trí công việc cũng nên được đề cập. Nếu công ty có nhiều chi nhánh, đây là thông tin giúp ứng viên nắm được nơi mình sẽ làm việc.
Ví dụ bạn có thể xem qua tại trang tuyển dụng của TopOnSeek.
Xem thêm:
- Tester là gì? Mô tả công việc, kỹ năng cần thiết trở thành tester
- Content Creator là gì? 5 Kỹ năng cần có của một Content Creator
Mô tả công việc
Đây là nội dung quan trọng của Job Description. Nhà tuyển dụng phải nêu cụ thể, chính xác các hoạt động phải làm theo ngày, tuần, tháng. Ứng viên sẽ biết được khái quát các yêu cầu, nhiệm vụ phải thực hiện.
Bộ phận nhân sự nên mô tả riêng từng nhiệm vụ bằng một câu ngắn gọn. Các nhiệm vụ phải được sắp xếp theo tầm quan trọng từ trên xuống. Nhiệm vụ chính của vị trí công việc phải được liệt kê đầy đủ và đúng với thực tế.
Yêu cầu công việc
Sau khi mô tả các công việc, cần liệt kê các yêu cầu cần có để thực hiện công việc:
- Yêu cầu về trình độ học vấn hoặc các chứng chỉ: Mỗi công việc khác nhau sẽ có yêu cầu trình độ học vấn khác nhau. Bên cạnh đó, đối với những công việc đặc thù, còn yêu cầu ứng viên phải có thêm các chứng chỉ hành nghề.
- Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc: Đối với vị trí công việc có cấp bậc càng cao, thì yêu cầu về kinh nghiệm làm việc càng nhiều. Cần dựa trên cơ cấu tổ chức và tính chất công việc để xác định điều kiện này sao cho phù hợp.
- Yêu cầu về thái độ làm việc, kỹ năng cần có khi thực hiện công việc: Ví dụ như Content Creator cần có các kỹ năng về Photoshop, AI…
Xem thêm:
Quyền lợi
Đây là phần nội dung trong Job Description được nhiều ứng viên quan tâm bên cạnh nội dung công việc. Bên cạnh mức lương, những đặc quyền và lợi ích khi làm việc tại công ty cũng là yếu tố thu hút ứng viên. Hãy liệt kê những lợi ích, ví dụ như:
- Môi trường làm việc, chương trình Happy Friday hàng tuần…
- Thưởng hiệu quả công việc, lương tháng 13.
- Xét tăng lương định kỳ.
- Phụ cấp ăn trưa, điện thoại, công tác, thâm niên.
- Du lịch, company trip.
- Cơ hội được đào tạo, thăng tiến.
Cách thức ứng tuyển
Cuối cùng, hoàn thành Bản mô tả công việc với các chỉ dẫn về cách thức ứng tuyển và thời gian ứng tuyển. Đính kèm cách thức liên hệ với bộ phận tuyển dụng của công ty như email, số điện thoại, địa chỉ công ty. Nhà tuyển dụng nên liệt kê các yêu cầu về hồ sơ ứng viên cầu thực hiện như: sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, CV. Hoặc yêu cầu ứng viên điền thông tin qua website công ty. Cuối cùng là đưa ra thời hạn để ứng viên nộp hồ sơ về công ty.
Các mẫu Job Description chuẩn 2024
Mẫu Job Description chuẩn trong tuyển dụng
Mẫu Job Description bằng tiếng Anh
Tổng kết
JD là gì, có ý nghĩa như thế nào là câu hỏi thường thấy khi mọi người tìm kiếm việc làm. JD hay Bản mô tả công việc là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp và các ứng viên.
Đối với tổ chức, JD giúp xác định và sàng lọc những ứng viên tiềm năng. Đối với ứng viên, Job Description việc giúp nắm được thông tin công việc để so sánh với năng lực bản thân.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các công việc đang được đăng trên trang tuyển dụng của TopOnSeek hoặc CareerViet.vn để tìm kiếm được công việc phù hợp nhất!
Nguồn: What Is a Job Description and Why Is It Important?
JD là gì? Nội dung của Bản mô tả công việc
Job Description (u003cstrongu003eJDu003c/strongu003e) là bản mô tả công việc, cho biết các công việc, chức năng và nhiệm vụ cần hoàn thành. JD gồm các nội dung: Tên công việc, thời gian – địa điểm làm việc, các nhiệm vụ phải thực hiện, yêu cầu công việc, mối quan hệ trong công việc.
Tại sao cần có Bản mô tả công việc (JD)?
JD giúp ứng viên nắm rõ các yêu cầu, quyền hạn, đãi ngộ của vị trí tuyển dụng và tự so sánh với năng lực bản thân. JD giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách tuyển dụng phù hợp, khắc họa rõ nét chân dung ứng viên.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành