star star star star star

25+ Mẫu & Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Ấn Tượng, Hay Nhất [2024]

công việc kỹ năng mềm mẹo xin việc mục tiêu mục tiêu nghề nghiệp Việc làm
avt
TOS Editor
28 tháng 5, 2023  

Mục tiêu nghề nghiệp trong cv là gì? Viết mục tiêu nghề nghiệp hay sẽ giúp hồ sơ xin việc của bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và nhanh chóng có được công việc như mong muốn. Vậy làm sao để các ứng viên trình bày mục tiêu nghề nghiệp đúng chuẩn? Hãy cùng TOS xem qua các mẫu và cách viết mục tiêu nghề nghiệp CV hay nhất trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ?

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) được hiểu là định hướng mà ứng viên mong muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Một cách nói khác, mục tiêu nghề nghiệp là lộ trình, nguyện vọng về sự nghiệp một người muốn trở thành trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với công ty. Đồng thời, đây cũng là động lực đưa bạn đến đỉnh cao của sự nghiệp.

Đối với mọi người, mục tiêu nghề nghiệp cực kỳ quan trọng. Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết mình nên và không nên làm gì để có được công việc mơ ước.

Nhiều ứng viên thường bỏ qua phần này hoặc sao chép thông tin có sẵn. Những mục tiêu này chưa rõ ràng, dẫn đến CV thiếu sự hấp dẫn. Sau đây, TOS sẽ chia sẽ những bí quyết giúp bạn xác định và cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân.

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là mong muốn trong sự nghiệp của một người (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV có vai trò gì? 

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những điểm mà nhà tuyển dụng rất chú trọng khi xem CV (Curriculum Vitae) giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan hơn về những mục tiêu của ứng viên trong tương lai. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể phần nào nhận biết những ứng viên phù hợp với công ty. 

Với những người trẻ chưa đi làm

Đa phần những người chưa đi làm là học sinh/sinh viên. Việc xác định mục tiêu trong công việc từ sớm sẽ giúp các bạn trẻ xác định rõ hơn về hướng đi của bản thân trong tương lai. Thực tế cho thấy, có rất nhiều bạn trẻ không có mục tiêu rõ ràng. Vì thế mà sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và chán nản trong công việc, còn khi bạn xác định được những mục tiêu cụ thể, bạn có thể tập trung hết mình để đạt được mục tiêu đề ra. 

Với người đi làm

Đối với một người trưởng thành đã đi làm, việc cân nhắc và xác định mục tiêu trong nghề nghiệp là cách tốt nhất để tăng hiệu quả làm việc và tự tin hơn trong quá trình công tác. Đặc biệt, nếu bạn đang muốn có sự thăng tiến trong công việc, hãy ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV thật chuyên nghiệp để gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng nhé. 

Với những nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng thường dựa vào mục tiêu nghề nghiệp trong CV để đánh giá sự phù hợp, đánh giá năng lực và dự đoán tiềm năng phát triển của ứng viên.

Đánh giá sự phù hợp: Nhà tuyển dụng sẽ xem xét mục tiêu nghề nghiệp CV của ứng viên có phù hợp với mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đề ra hay chưa. Việc đánh giá mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên có thể giúp biết được ai là người có thể gắn bó với công ty lâu hơn. 

Đánh giá năng lực: Một chiếc CV với mục tiêu nghề nghiệp nổi bật, chuyên nghiệp cũng là một điểm cộng rất lớn. Bằng việc hỏi về mục tiêu trong công việc, nhà tuyển dụng cũng có thể thấy được phần nào tầm nhìn công việc của ứng viên. Đặc biệt, đối với những vị trí cấp cao thì những mong muốn và định hướng của ứng viên trong tương lai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. 

Dự đoán tiềm năng: Nếu các ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc bạn cho vị trí tốt trong công ty. 

Xem thêm:

Các yếu tố chính của một mục tiêu nghề nghiệp tốt

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một trong những yếu tố quan trọng giúp định hướng và đạt được thành công lâu dài. Để xây dựng mục tiêu nghề nghiệp tốt cần chú ý các yếu tố chính giúp sau:

Mục tiêu nghề nghiệp: Nó nêu rõ các mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của bạn, vạch ra con đường bạn muốn đi trong sự nghiệp của mình. Điều này không chỉ định hướng tương lai mà còn giúp tạo động lực vươn đến thành công.

Phù hợp với yêu cầu công việc: Nó thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm và nguyện vọng của bạn phù hợp như thế nào với công việc bạn đang ứng tuyển.

Kỹ năng và phẩm chất chuyên môn: Mục tiêu nghề nghiệp cần nêu bật các kỹ năng, điểm mạnh và phẩm chất chuyên môn chính của bạn phù hợp với vai trò hoặc ngành nghề. Đây là minh chứng khẳng định giá trị của bạn với doanh nghiệp. 

Ngắn gọn và rõ ràng: Nó thường ngắn gọn, thường không quá hai đến ba câu, rõ ràng và dễ hiểu, tránh những câu nói mơ hồ hoặc chung chung.

Cá nhân hóa cho vai trò : Nó được điều chỉnh cho phù hợp với từng đơn xin việc, cho thấy bạn phù hợp cụ thể với vai trò đó như thế nào và đóng góp cho tổ chức như thế nào.

Các yêu tố chính cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 6 cách giúp bạn rèn luyện hiệu quả

XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TRONG CV

Xác định mục tiêu nghề nghiệp theo SMART

Mục tiêu nghề nghiệp là cách bạn tạo ấn tượng và ghi điểm với nhà tuyển dụng. Một cách hiệu quả để xác mục tiêu nghề nghiệp là sử dụng nguyên tắc SMART.

Mô hình SMART không chỉ áp dụng cho việc xác định mục tiêu trong công việc mà còn cho bất kỳ mục đích nào. Nhìn chung, mục tiêu theo nguyên tắc SMART là cụ thể, liên quan, có thể đo lường, có thể đạt được, và giới hạn thời gian.

Nguyên tắc SMART
Xác định mục tiêu theo SMART (Nguồn: Internet)
  • S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần được xác định càng cụ thể càng tốt, không nên quá mơ hồ vì sẽ khiến bạn càng mông lung hơn. Bạn có thể áp dụng “5W+1H” để giúp xác định mục tiêu rõ ràng hơn.
  • M – Measurable (Đo lường được): Mục tiêu cần có một con số cụ thể để đo lường. Yếu tố này giúp bạn theo dõi được quá trình thực hiện mục tiêu.
  • A – Attainable (Khả thi): Bạn nên đặt mục tiêu bám sát với năng lực của bản thân. Mục tiêu nghề nghiệp không thể quá xa vời.
  • R – Relevant (Liên quan): Mục tiêu nghề nghiệp chắc chắn phải liên quan đến năng lực, trình độ và những nguồn lực có sẵn của bạn.
  • T – Time-bound (Trong khoảng thời gian nhất định): Xác định thời gian cụ thể giúp bạn có kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó, những deadline giúp thúc đẩy bạn thực hiện mục tiêu đúng tiến độ.

Xem thêm: CV là gì? Mẫu CV xin việc thành công năm 2024

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên:

Bước 1: Tìm hiểu kỹ JD của vị trí bạn muốn ứng tuyển

Trước khi xác định mục tiêu công việc, bạn nên đọc kỹ bản mô tả công việc và những yêu cầu. Khi đã nắm rõ những công việc, yêu cầu, bạn sẽ hình dung được những gì cần thực hiện và đưa ra mục tiêu phù hợp với bản thân.

Bước 2: So sánh năng lực bản thân với yêu cầu của công việc

So sánh những kiến thức, kỹ năng bản thân đã có và chưa có so với yêu cầu công việc. Từ đó xác định được những kiến thức cần học hỏi, cải thiện và đưa ra mục tiêu, lộ trình học tập phù hợp.

Bước 3: Một số lỗi phổ biến cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp là:

  • Viết mục tiêu nghề nghiệp mơ hồ, không cụ thể.
  • Mục tiêu nghề nghiệp viết dài dòng, không
  • Không nhấn mạnh được giá trị bạn muốn tạo ra cho công ty
  • Không đặt ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
  • Đặt ra mục tiêu nghề nghiệp xa rời thực tế, không đúng với năng lực bản thân
  • Diễn đạt lủng củng và sai nhiều lỗi chính tả.

Xem thêm: Cách viết đơn xin việc khiến nhà tuyển dụng “thán phục”

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay trong CV

Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là những dự định và kế hoạch làm việc ngắn hạn, mà cụ thể là từ 3-6 tháng đến 1 năm của bạn. Các mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn cần được liệt kê cụ thể và có thể đạt được.

Một cách đơn giản để xác định mục tiêu trong công việc đó là dựa vào yêu cầu công việc bạn đang ứng tuyển. Vì phần yêu cầu này cho thấy nhà tuyển dụng đang cần gì ở ứng viên, bạn có thể đưa ra có mục tiêu phù hợp với công việc.

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho sinh viên và người đi làm (Nguồn: Internet)

Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn là các mong muốn của bạn trong 1-5 năm tới. Mục tiêu này thông thường tương đối mơ hồ, không rõ ràng do bạn vẫn chưa hình dung được hoặc có nhiều viễn tưởng quá xa vời.

Dựa trên mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy động lực của bạn khi ứng tuyển vào công ty. Bên cạnh đó, dựa vào hành trình, lộ trình của bạn để đánh giá xem bạn có tầm nhìn dài hạn hay không.

Mục tiêu dài hạn nên phù hợp với mục tiêu chung của công ty. Ngoài ra, mục tiêu ngắn hạn cần có sự liên kết với mục tiêu dài hạn, tạo sự logic, gắn kết, làm nổi bật hồ sơ của bạn.

Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 8 kỹ năng quản trị của người lãnh đạo giỏi

Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nên được viết rõ ràng, không chung chung

Viết mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng là cách nhanh nhất để tạo ấn tượng tốt trong mắt những nhà tuyển dụng. Qua mục tiêu nghề nghiệp CV, họ có thể thấy được sự tâm quyết và mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang ứng tuyển. Thay vì, ứng viên chỉ nêu những mục tiêu chung chung chẳng hạn như phát triển bản thân, nâng cao khả năng làm việc hay có thêm nhiều kinh nghiệm hơn,… thì các ứng viên nên nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bạn thân, đưa ra phương hướng khắc phục những điểm yếu đó. Điều này sẽ để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao về sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của ứng viên. 

Tránh viết mục tiêu quá dài dòng, không đúng trọng tâm

Các ứng viên luôn mong muốn tạo ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện thật nhiều mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên tác dụng tiêu cực hơn. Bạn nghĩ rằng viết mục tiêu càng dài thì các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng thấy được tâm huyết và sự chuyên nghiệp của bạn. Thông thường, các nhà tuyển dụng phải đọc rất nhiều CV mỗi ngày. Và họ sẽ cảm thấy khó chịu và không có thời gian để tập trung vào các thông tin quan trọng khác trong CV của bạn. Vì thế, hãy chắt lọc những ý chính và những dự định trọng tâm, tránh viết dài dòng, lan man khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp.

Tránh viết mục tiêu không mang lại giá trị cho doanh nghiệp

Thay vì chỉ tập trung vào các mục tiêu cá nhân, sự liên kết giữa mục tiêu riêng của bản thân và lợi ích chung của công ty sẽ mang lại cho bạn một điểm cộng từ nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá cao những ứng viên trình bày những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, thực tế và có thể giúp doanh nghiệp phát triển hơn. 

Thể hiện rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Các ứng viên cần thể hiện rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn cần nêu rõ những định hướng phát triển của bạn thân trong tương lai. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. 

Tránh viết sai chính tả

Mục tiêu nghề nghiệp nên được viết bằng ngôn ngữ chuyên nghiệp, rõ ràng mạch lạc. Sự xuất hiện của các câu sai chính tả, lan man và không rõ nghĩa sẽ cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và bất cẩn của bạn trong quá trình chuẩn bị CV. HR sẽ không đánh giá cao những ứng viên mắc lỗi này. Do đó, hãy kiểm tra thật cẩn thận từng câu chữ tránh trường hợp lỗi chính tả. 

Tránh viết mục tiêu xa vời, không thực tế

Mục tiêu nghề nghiệp nên được viết dựa vào năng lực và kinh nghiệm của ứng viên. Khi viết, cần đảm bảo mục tiêu của bạn là thực tế và khả thi. Mục tiêu đúng với thực tế sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá đúng nhất sự phù hợp của bạn với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Tránh viết mục tiêu quá xa vời, không đáng tin. Thay vào đó, hãy tập trung vào những mục tiêu ngắn dựa trên nền tảng kinh nghiệm và khả năng của bản thân. Đồng thời đưa ra những phương pháp, định hướng phát triển để đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp mà ứng viên nên biết

Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp mà ứng viên nên biết (Nguồn: TOS)

Xem thêm: JD Là Gì? Vai Trò, Cách Viết Job Description Thu Hút Ứng Viên & Mẫu JD

25+ MẪU MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP HAY NHẤT

Khi đã hiểu rõ khái niệm và cách xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Sau đây là 28 mẫu mục tiêu theo ngành mà TopOnSeek gợi ý cho các bạn.

Ngành Kinh tế

Mục tiêu nghề nghiệp Chăm sóc khách hàng: Được trở thành Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng trong 2 năm tới. Sử dụng các kỹ năng đàm phán và giải quyết vấn đề, cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Từ đó tăng doanh thu cho công ty.

Nhân viên Digital Marketing: Tốt nghiệp ngành chuyên ngành Marketing và 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi muốn được làm việc ở vị trí nhân viên Digital Marketing để phát huy những kỹ năng chuyên môn, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của công ty. Mục tiêu 02 năm tới sẽ trở thành một Marketer chuyên nghiệp.

Xem thêm: Các kỹ năng trong CV giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp vị trí Chuyên viên Marketing
Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp hay vị trí Chuyên viên Marketing (Nguồn: Internet)

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp CTV Sale: Với hơn 4 năm kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, customer services và kỹ năng giao tiếp. Tôi mong muốn được đóng góp hiệu quả  tại công ty với vai trò Cộng tác viên bán hàng.

Sale Manager: Mong muốn vận dụng 5 năm kinh nghiệm bán hàng để giúp xác định các cơ hội bán hàng thông qua kích hoạt bán hàng, quản lý con người và phát triển mạng lưới mối quan hệ. Đóng góp năng lực để cải thiện doanh số bán hàng và tăng doanh thu của công ty.

Kế toán: Được áp dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để thực hiện các hoạt động tài chính kế toán liên quan đến kế toán tiền lương, kế toán thu chi và kế toán tổng hợp. Từ đó đóng góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển lâu dài của công ty.

Lễ tân: Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, siêng năng và nhiệt tình. Mong muốn trở thành Nhân viên Lễ tân chính thức tại khách sạn và thăng tiến lên vị trí quản lý sau 2 năm.

Marketing: Luôn cập nhập xu hướng thị trường và rất sáng tạo. Mong muốn trở thành nhân viên Marketing, giúp công ty đưa ra những ý tưởng đổi mới để phát triển ở thị trường nước ngoài.

Ngành kỹ thuật

Kỹ thuật điện công nghiệp: Với kinh nghiệm 3 năm lắp đặt hệ thống tủ điện công nghiệp, tủ điều khiển, tôi mong muốn được vận dụng chuyên môn và kinh nghiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Được làm việc và phát triển, có thể trở thành nhân viên chủ chốt của công ty.

Kỹ thuật cơ khí: Vận hành thành thạo các máy công cụ cơ khí như máy khoan, mài, hàn, tiện, phay cơ. Bằng sự nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc, tôi mong muốn tìm được công việc Kỹ sư Cơ khí trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Được phát huy những kiến thức chuyên ngành cùng các kinh nghiệm làm việc, giúp công ty phát triển vững mạnh và dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho Sinh viên mới ra trường: Là người yêu thích công việc chế tạo máy và có tư duy sáng tạo, tôi mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và năng động. Tôi sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm làm việc từ các anh chị đi trước, hoàn thành tốt công việc và hướng đến mục tiêu trở thành một kỹ sư chế tạo máy giỏi trong tương lai.

Viết mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân
Viết mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân (Nguồn: Internet)

Ngành Công nghệ thông tin – IT

Nhân viên IT: Mong muốn được tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm xử lý công việc hiệu quả và nhanh chóng. Phát huy tối đa khả năng của mình đóng góp vào sự thành công của Công ty. 

Trở thành một nhân viên IT chuyên nghiệp, mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt. Từ đó giúp công ty gia tăng số lượng khách hàng và chất lượng sản phẩm.

System Engineer: Với kết quả học tập xuất sắc, khả năng hiểu và kiểm tra phần mềm, kiến thức về Azure và hiểu biết sâu rộng về các công nghệ internet cốt lõi. Tôi mong muốn trở thành một System Engineer chuyên nghiệp nhằm mở rộng kiến thức trong lĩnh vực IT và sử dụng các kiến thức, kỹ năng của mình để tạo ra giá trị.

Xem thêm: Cách thiết kế web và lập trình đạt chuẩn UI/UX

IT Manager: Tôi đang tìm kiếm vị trí IT Manager để đưa 5 năm học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của mình vào sử dụng nhằm giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược và hoạt động bằng cách xác định các cơ hội triển khai công nghệ mới. Có chuyên môn về mạng và phần cứng, năng khiếu kỹ thuật vượt trội và khả năng quản lý các tác vụ phức tạp.

IT Project Manager: Một Software Engineer với hơn 5 năm kinh nghiệm với Node.js và React đang chuyển đổi sang vai trò của một IT Project Manager. Kinh nghiệm thực tế tiến hành các cuộc họp scrum hàng ngày và nắm vững các phương pháp quản lý dự án linh hoạt.

Data Analyst: Là cử nhân vừa tốt nghiệp ngành Toán học và Quản trị Kinh doanh, tôi mong muốn được làm việc tại vị trí Data Analyst. Thành thạo thống kê toán học và có chứng nhận phân tích kinh doanh cấp bởi Viện ABC. Hy vọng áp dụng kiến thức về cơ sở dữ liệu SQL để giúp quý công ty hoàn thành các mục tiêu chung.

Lập trình viên: Là người có khả năng giải quyết vấn đề với các giải pháp triệt để. Mục tiêu của tôi là sử dụng các kỹ năng lập trình của mình để phát triển công nghệ VR và AR. Trong 3 năm tới, tôi cam kết phấn đấu và mang lại giá trị to lớn về phát triển VR và AR cho tổ chức mà tôi làm việc.

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp theo ngành
Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí Lập trình viên (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 loại ngôn ngữ lập trình nên học nhất

Ngành Đào tạo và giáo dục

Giáo viên mầm non: Mong muốn đóng góp và thúc đẩy sự nghiệp giáo dục bằng cách áp dụng phương pháp giảng dạy đã học được trong 5 năm làm giáo viên mầm non.

Giáo viên tiếng Anh: Mục tiêu là trở thành Giảng viên tiếng Anh cho cấp tiểu học, để áp dụng kiến thức về môn học và giúp học sinh phát huy hết khả năng thông qua các phương pháp tự học và rèn luyện hiện đại.

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự

Nhân viên Tuyển dụng: Là sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học đang tìm kiếm vị trí Nhân viên Tuyển dụng. Với kinh nghiệm về tuyển chọn ứng viên đủ tiêu chuẩn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tôi mong muốn phát triển trong lĩnh vực nhân sự và giúp tổ chức đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

Nhân viên Đào tạo: Mục tiêu ngắn hạn là được thuần thục các kỹ năng về đào tạo, đảm bảo các nhân sự mới có kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc. Mục tiêu trong 3 năm tới là trở thành một Chuyên viên Đào tạo và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Ngành Kiến trúc

Nhân viên Thiết kế nội thất: Với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quy hoạch không gian và Quản lý dự án mong muốn được làm việc tại công ty Bất động sản. Có kinh nghiệm về AutoCAD để tạo ra các thiết kế có tính thẩm mỹ cao trong phạm vi ngân sách của khách hàng.

Kiến trúc sư: Tôi mong muốn làm việc tại vị trí Junior Architect để hỗ trợ khách hàng trong việc chuẩn bị và đệ trình các tài liệu xây dựng và quy hoạch. Có kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển các tài liệu bản vẽ điện tử cho các dự án khu dân cư và thương mại quy mô lớn. Có khả năng tạo các bản vẽ chất lượng cao và thông thạo Adobe Photoshop, AutoCAD và SketchUp.

Xem thêm: 15 kỹ năng phát triển bản thân hiệu quả giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất

Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh

Objective 1: My goal is to be associated with a company where I can use my skills and gain more experience while improving the company’s productivity and reputation.

(Tạm dịch: Mục tiêu của tôi là sử dụng các kỹ năng của mình và tích lũy thêm kinh nghiệm đồng thời nâng cao năng suất và danh tiếng của công ty.)

Objective 2: I desired to paint in a competitive, tough environment. Improving business skills and communication skills, constantly increasing corporate profitability and personal income.

(Tạm dịch: Mong muốn được làm việc trong môi trường cạnh tranh. Nâng cao kỹ năng kinh doanh và kỹ năng giao tiếp, gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập cá nhân.)

Objective 3: I am currently looking for a full-time position in an environment that offers a more significant challenge, increased benefits for myself, and the opportunity to help the company advance efficiently and productively. 

(Tạm dịch: Tôi hiện đang tìm kiếm vị trí trong một môi trường mang lại thách thức lớn hơn, gia tăng lợi ích cho bản thân, giúp công ty phát triển hiệu quả và năng suất.)

Objective 4: I’m looking to improve my position in the workforce and expand my knowledge and skills. I am also looking to establish long-term employment in a friendly environment.

(Tạm dịch: Tôi mong muốn nâng cao vị trí của mình, mở rộng kiến thức và kỹ năng. Tôi cũng đang tìm kiếm một công việc lâu dài trong một môi trường thân thiện.)

Xem thêm: UI UX là gì? Sự khác nhau giữa UI UX design

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh
Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh (Nguồn: Internet)

Objective 5: Devote my knowledge and skills to the company’s performance & growth. Learn and experience all aspects of HR work.

(Tạm dịch: Được cống hiến kiến thức và kỹ năng vào hiệu suất và sự phát triển của công ty. Học hỏi và trải nghiệm tất cả các khía cạnh của công việc nhân sự.)

Objective 6: I wanted to use my knowledge and skills to get practical exposure to the work and understand the internal performance of the company. I desired to analyze and enhance in an expert environment.

(Tạm dịch: Tôi muốn sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để tiếp xúc thực tế với công việc và hiểu được hoạt động nội bộ tại công ty. Tôi mong muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp.)

Objective 7: To work in a dynamic environment, to be content with ideas, to be creative, and to have the opportunity to pursue the job that you wish for.

(Tạm dịch: Được làm việc trong môi trường năng động, thỏa sức sáng tạo, thỏa sức sáng tạo và có cơ hội theo đuổi công việc mà mình mong muốn.)

Xem thêm:

Top 5 mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Tìm hiệu vị trí ứng tuyển thật kỹ

Bạn nên tìm hiểu tìm hiểu trước về vị trí ứng tuyển và những yêu cầu cần thiết cho công việc thông qua bản mô tả công việc trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những kỹ năng, yêu cầu cần có, kinh nghiệm làm việc mà vị trí đó cần. Từ đó, xác định những từ khóa trọng tâm mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Nêu điểm mạnh 

Sau khi tìm hiểu vị trí ứng tuyển thật kỹ, ứng viên hãy xác định và nêu ra những điểm mạnh nổi bật liên quan đến vị trí công việc, bao gồm: kinh nghiệm làm việc, thành tích hay những kỹ năng,… Những điểm này giúp gây ấn tưởng mạnh với nhà tuyển dụng. 

Hãy nêu ngắn ngọn 

Viết mục tiêu nghề nghiệp nên thật ngắn gọn, tránh dài dòng nhưng vẫn tập trung vào những thông tin quan trọng. Bạn nên lựa chọn từ ngữ súc tích và thể hiện đúng những mong muốn của bạn trong sự phát triển nghề nghiệp. 

Sử dụng từ khóa

Để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, ứng viên có thể sử dụng các từ khóa “keywords” liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Điều này giúp CV của bạn dễ dàng được tìm thấy khi nhà tuyển dụng sử dụng các trang web tuyển dụng như: TopCV, VietnamWorks,…

Ví dụ: Khi apply vào vị trí nhân viên SEO content, thì các ứng viên nên dùng các từ khóa như: công cụ tìm kiếm (SERP), tối ưu hóa, thứ hạng từ khóa, index bài viết,…

Đặt mục tiêu phù hợp 

Khi viết CV, bạn cần đảm bảo rằng các mục tiêu nghề nghiệp của bạn hợp lý và đúng với khả năng thực tế của bản thân, giúp bạn có thể nhận được những vị trí thật sự phù hợp. Tránh viết mục tiêu xa vời, không thực tế. 

Tổng kết

Mục tiêu nghề nghiệp CV phản ánh một phần tham vọng và sự cầu tiến của một người. Hiểu được bạn thân và vạch ra hướng phát triển phù hợp bằng các mục tiêu giúp bạn biết được hướng đi rõ ràng trên con đường sự nghiệp.

Qua những thông tin về mục tiêu nghề nghiệp ở trên, mong rằng bạn đã có nhiều kiến thức bổ ích. Ngoài ra bạn có thể ghé thăm trang web TOS để tham khảo thêm nhiều bài đọc hữu ích khác.

Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kết, dich vu tang traffic chat luong, SEO top gg, SEO tiktok, SEO agency, SEO web top Google, GPT cho SEO, SEO website top google, AI cho SEO, customer journey, content bán hàng, SEO Onpage, làm SEO như thế nào, content là gì, SEO từ khoá google, disavow là gì, SEO từ khóa google, dịch vụ SEO traffic, viết bài chuẩn SEO, dịch vụ traffic website, dịch vụ SEO từ khóa top google, check traffic website, cách SEO offpage, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO từ khóa uy tín, SEO bền vững, SEO từ khóa, có nên SEO top google, dịch vụ SEO trọn gói, thuê SEO website, dịch vụ SEO tổng thể website, SEO B2B, SEO on page và off page, WP rocket nâng cao hiệu suất website

 

  1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

    Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là định hướng, nguyện vọng của một người muốn đạt được trong sự nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp giúp ứng viên xác định được lộ trình phát triển cho bản thân, giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên có phù hợp với tổ chức hay không.

 

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat