Cách Tạo Website Bán Hàng Bằng WordPress Nhanh Chóng
Hiện nay có rất nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ tạo website bán hàng nhanh chóng, miễn phí mà không cần phải dùng code. Tuy nhiên, WordPress vẫn luôn được nhiều người tin dùng bởi sự đơn giản và hiệu quả của nền tảng này. Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu cách tạo website bán hàng bằng WordPress chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: OOP là gì? Những điều cần biết về lập trình hướng đối tượng
Giới thiệu nền tảng WordPress
WordPress là một nền tảng quản lý nội dung (CMS) phổ biến và mạnh mẽ, hỗ trợ việc tạo và quản lý các trang web, blog và cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng. Với giao diện thân thiện với người dùng, dù không có kỹ năng lập trình thì người dùng vẫn có thể tùy chỉnh giao diện và chức năng dễ dàng thông qua hàng nghìn chủ đề và plugin sẵn có.
Ngoài ra, WordPress còn cung cấp một loạt tính năng khác như tối ưu SEO website, tối ưu hóa di động, tích hợp mạng xã hội, quản lý bình luận và phân quyền. Do đó, WordPress là một công cụ lý tưởng cho người dùng khi muốn xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức.
Xem thêm: SEO là gì? Xây dựng SEO website hiệu quả
Cách tạo website bán hàng bằng WordPress
Bước 1: Cài đặt hosting và đăng ký tên miền
Tên miền (Domain) là địa chỉ truy cập vào website của bạn. Tên miền nên được đặt đơn giản và dễ nhớ để người dùng có thể truy cập dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bạn có thể mua tên miền tại các nền tảng cung cấp giá rẻ và trả phí theo năm hoặc theo kỳ.
Hosting là một bên trung gian thứ ba giúp lưu trữ website của bạn, giúp cho website có thể hoạt động 24/7. Hiện nay có chủ yếu 3 dạng hosting: Shared hosting, VPS hosting và dedicated server.
Sau khi đã có tên miền và hosting, hãy kết nối domain với hosting cho website của bạn. Mục đích của việc làm này là để khi người dùng truy cập vào website của bạn bằng domain thì nó sẽ kết nối được với hosting – nơi lưu trữ website của bạn và trả thông tin về cho người dùng.
Kết nối domain với hosting
Xem thêm: FAQ là gì? Tác dụng của FAQ trong xây dựng nội dung website
Bước 2: Thiết lập WordPress trên Hosting
Truy cập vào Control Panel của hosting, chọn Auto Installer, tìm biểu tượng WordPress và nhấn chọn. Hoặc bạn cũng có thể nhập “WordPress” vào thanh tìm kiếm và click vào để tiến hành cài đặt một số thông tin cần thiết.
Cài đặt WordPress
Các thông tin bạn cần điền bao gồm:
- URL: Đường link dẫn đến website của bạn.
- Language: Ngôn ngữ của website.
- Administrator Username: Tên người dùng (dùng để đăng nhập vào bảng điều khiển website trên WordPress của bạn).
- Administrator Password: Mật khẩu dùng để đăng nhập vào bảng điều khiển website.
- Administrator Email: Địa chỉ email của bạn.
- Website Title: Tên của trang web.
- Website Tagline: Khẩu hiệu của cửa hàng.
Sau khi điền xong, nhấn Install để hoàn tất việc thiết lập WordPress.
Bước 3: Cài đặt và kích hoạt WooCommerce
WooCommerce là một plugin mã nguồn mở mạnh mẽ cho WordPress, biến website của bạn thành một cửa hàng trực tuyến linh hoạt, cho phép bạn dễ dàng quản lý sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán và vận chuyển.
Cụ thể các bước thực hiện cài đặt plugin WooCommerce vào WordPress như sau:
- Đăng nhập vào bảng điều khiển website của bạn trên WordPress.
- Tại thanh Menu => Plugins => Add new => Nhập “WooCommerce” vào thanh tìm kiếm
- Chọn WooCommerce => Install Now => Active
- Sau khi cài đặt xong trên màn hình sẽ hiện ra 1 thông báo chào mừng. Nhấn Let’s Go để hoàn thành việc kích hoạt plugin WooCommerce vào website của bạn.
Cài đặt và kích hoạt WooCommerce vào WordPress
Trong quá trình cài đặt, bạn phải điền đầy đủ những thông tin sau:
- Cài đặt trang: Các mục bạn phải điền bao gồm account, shop, cart và checkout.
- Vị trí cửa hàng: Bạn cần thiết lập một vài yếu tố cơ bản để miêu tả về website như vị trí cửa hàng, kích thước sản phẩm, đơn vị tiền tệ, đơn vị trọng lượng sản phẩm,…
- Shipping và Tax: Lựa chọn hình thức giao hàng và thuế phù hợp với cửa hàng.
- Thanh toán: Chọn cách thức thanh toán phù hợp.
Bước 4: Đưa sản phẩm vào website
Tại bảng điều khiển của WordPress, chọn Products > Add Product hoặc Create your first product, sau đó điền một vài thông tin về sản phẩm vào như:
- Mô tả ngắn về sản phẩm như kích thước, màu sắc, thuộc tính…
- Giá sản phẩm
- Điền danh mục (loại) sản phẩm
- Thêm hình ảnh về sản phẩm
- Đăng sản phẩm
Đưa sản phẩm vào website
Xem thêm: Lập kế hoạch truyền thông Marketing cho sản phẩm hiệu quả
Bước 5: Chọn Themes (giao diện) cho website
WordPress có sẵn một loạt giao diện đa dạng, cho phép bạn linh hoạt chọn và thay đổi theo sở thích hoặc tính chất kinh doanh của bạn. Điều này là vô cùng quan trọng để tạo ra một trang web thu hút người dùng hơn và tạo ấn tượng tích cực với khách truy cập.
Tại bảng điều khiển chọn Appearance => Themes => Add new và chọn giao diện theo sở thích và phù hợp với sản phẩm mà bạn kinh doanh.
Chọn giao diện cho website
Xem thêm: WordPress Là Gì? Vì Sao Nên Dùng WordPress Web Hosting Khi Làm SEO
Bước 6: Kiểm tra lại và publish website bán hàng
Sau khi đã hoàn thành hết 5 bước trên, hãy kiểm tra lại các thông tin mà bạn điền vào website đã đúng hết hay chưa, sau đó bấm Publish để công bố website bán hàng của bạn.
Xem thêm: 7 plugin SEO WordPress tốt nhất hỗ trợ cho SEO Google
Ưu – Nhược điểm của việc tạo website bán hàng bằng WordPress
Ưu điểm
- Ở thời điểm hiện tại thì WordPress là nền tảng tạo website bán hàng hoạt động ổn định và nhanh chóng nhất.
- Chi phí xây dựng và thiết kế website hợp lý và phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp.
- Dễ dàng quản trị, vận hành, nâng cấp và sửa chữa.
- Có nhiều mã nguồn mở nên người dùng hoàn toàn có thể tạo website miễn phí trên WordPress.
- Không hạn chế chia sẻ máy chủ.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.
- Có chức năng thanh toán, giỏ hàng, vận chuyển… vô cùng phù hợp với các website bán hàng.
Website bán hàng giúp tăng doanh thu
Xem thêm: 10 điều lưu ý để có thể bảo vệ trang WordPress của bạn an toàn!
Nhược điểm
- Vì độ phổ biến của WordPress mà nền tảng này rất dễ bị để ý và tấn công bởi các hacker.
- Website trên WordPress thường chỉ phù hợp với những người dùng kinh doanh quy mô nhỏ và số lượng sản phẩm ít.
- Cần thời gian để tìm hiểu và sử dụng thành thạo các chức năng trên menu của WordPress.
- Phải thường xuyên nâng cấp website (themes, plugin…).
- WordPress không đáp ứng được các nhu cầu quá phức tạp, thường phù hợp nhất với dạng website tin tức hay các blog thông tin.
Trên đây là các bước cơ bản để tạo một website bán hàng bằng WordPress. Tùy vào nhu cầu và mong muốn của bạn mà có thể tùy chỉnh, bổ sung thêm các tính năng và plugin để tối ưu hóa trang web của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ TOS để được tối ưu hoá SEO website giúp tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google, từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành