API Key là gì? 8 lợi ích không thể bỏ qua của API Key
Dù hiện tại API đã trở nên vô cùng phổ biến và là một phần không thể thiếu trong lập trình nhưng vẫn còn nhiều người mơ hồ về các khái niệm như API Key là gì, Web API là gì,… Trong bài viết ngày hôm nay, TOS sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cơ bản về chủ đề API Key và phương pháp kiểm định Test API hay API Testing.
Xem thêm: API là gì? Những đặc điểm nổi bật của API mà bạn cần biết
API Key là gì?
Để biết được API Key là gì, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm API. API là viết tắt của Application Programming Interface, có nghĩa là Giao diện lập trình ứng dụng. API là những cơ chế hay phương thức giúp 2 phần mềm giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau.
Về mặt bản chất của API và API Key, chúng ta có thể hiểu đơn giản API là một cửa sổ trung gian, nơi các ứng dụng giao tiếp và tận dụng năng lực của nhau. Và API Key đóng vai trò như chiếc chìa khóa để mở cánh cổng đó. API Key là các khóa cấp quyền cho các phần mềm nhận diện và làm việc với nhau.
Một số ví dụ quen thuộc về API Key có thể kể đến như:
- Kết nối API Key của các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… vào ứng dụng của bên thứ 3. Từ đó, người dùng API có thể tự động đăng bài hoặc comment vào bất kỳ bài viết nào.
- Nhập API Key của sàn giao dịch vào ứng dụng bên thứ 3 để thực hiện các giao dịch gián tiếp (không cần truy cập trực tiếp vào sàn giao dịch đó.)
Xem thêm: Web API là gì? Những đặc điểm nổi bật và ứng dụng
Ứng dụng của API key là gì?
Ứng dụng vào xác thực và ủy quyền: API Key đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực người dùng và cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ API. Khi người dùng gửi yêu cầu tới API, API Key sẽ được sử dụng để xác thực danh tính và kiểm tra quyền hạn của họ. Điều này không chỉ ngăn chặn truy cập trái phép mà còn đảm bảo rằng chỉ những người dùng được ủy quyền mới có thể sử dụng các chức năng của API.
Giới hạn quyền sử dụng: Người dùng sử dụng API Keys để giới hạn số lượng yêu cầu mà một người dùng có thể gửi đến API key trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này giúp ngăn chặn đáng kể việc lạm dụng tài nguyên và đảm bảo rằng tất cả người dùng đều có cơ hội công bằng trong việc sử dụng dịch vụ API. Bằng cách thiết lập các giới hạn này, nhà cung cấp API có thể quản lý và duy trì hiệu suất ổn định của hệ thống.
Thống kê và giám sát: API Keys cung cấp các dữ liệu chi tiết về việc sử dụng API của người dùng. Qua việc theo dõi và phân tích các API Keys, nhà phát triển có thể đánh giá lưu lượng truy cập, thống kê các yêu cầu thành công và thất bại, cũng như giám sát các hoạt động của người dùng API. Thông tin này cực kỳ hữu ích trong việc cải thiện dịch vụ và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Phân quyền: Khả năng phân quyền của API Keys cho phép nhà phát triển thiết lập các quyền truy cập khác nhau cho từng người dùng hoặc nhóm người dùng. Bằng cách cấu hình các quyền này, API Keys có thể giới hạn truy cập chỉ vào các phần cụ thể của API, đảm bảo rằng người dùng chỉ có thể tương tác với các dữ liệu và chức năng mà họ được phép. Điều này tạo ra một môi trường bảo mật và quản lý truy cập hiệu quả hơn.
Trong tổng thể, API Keys không chỉ đóng vai trò là công cụ xác thực mà còn là phương tiện quản lý truy cập, giám sát và phân quyền trong môi trường API. Việc sử dụng API Keys một cách hiệu quả giúp bảo vệ tài nguyên, nâng cao trải nghiệm người dùng và đảm bảo an toàn cho các dịch vụ trực tuyến.
Xem thêm: Open API là gì? 3 lợi ích của Open API và tiềm năng trong tương lai
API Key là gì? Ứng dụng của API key là gì? (Nguồn:TOS)
Ưu và nhược điểm của API Key
Cũng giống như những chương trình ứng dụng khác, API và API Key đều có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật cũng như hạn chế của API Key:
Ưu điểm
- Có thể kết nối mọi lúc mọi nơi miễn là có Internet.
- API là giao diện lập trình cho phép giao tiếp 2 chiều giữa các bên xác định nên thông tin rất đáng tin cậy.
- API có cấu hình đơn giản hơn so với WCF.
- Mã nguồn mở.
- Hỗ trợ chức năng RESTful đầy đủ.
- Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC.
- Khả năng hoạt động tốt và mang đến trải nghiệm thân thiện cho người dùng.
- API dễ dàng truy cập, dễ hiểu và thân thiện với nhà phát triển.
Nhược điểm
- Tốn khá nhiều chi phí để nâng cấp, phát triển cũng như vận hành và chỉnh sửa.
- Đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về back end nếu muốn tận dụng tối đa.
- Có thể sẽ xảy ra vấn đề về bảo mật khi bị tấn công vào hệ thống.
Xem thêm: Google API là gì? Tổng quan về Google Maps API
Cấu hình của API Key là gì?
Như đã đề cập trước đó, API Key có cấu hình đơn giản và tối ưu hơn so với WCF. Cấu hình của API Key có những điểm đáng chú ý như sau:
- Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Routing, Action Result, Filter, Model Binder, Controller, Unit Test,…
- Mã nguồn mở
- Tuân thủ các tiêu chuẩn HTTP và hỗ trợ đầy đủ chức năng RESTful
- Khả năng trình diễn và tính bảo mật cao
Xem thêm: RESTful API là gì? Cách thức hoạt động và ưu điểm
Tính bảo mật của API Key
Khi sử dụng API Key, người dùng không bị chia sẻ toàn bộ dữ liệu cá nhân với server và ngược lại, server cũng không truy xuất toàn bộ dữ liệu đang có sẵn.
Thay vì chuyển toàn bộ dữ liệu, người dùng có thể chuyển dữ liệu dưới dạng các gói nhỏ cần thiết cho mỗi phiên “giao tiếp”, như vậy sẽ hiệu quả và ít rủi ro, đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu cao hơn.
Xem thêm: Web API là gì? Những đặc điểm nổi bật và ứng dụng
API Key hoạt động như thế nào?
Khóa API là một chuỗi ký tự được tạo ngẫu nhiên bao gồm chữ cái và số, được gắn với một ứng dụng khách API cụ thể. Khi một ứng dụng gửi yêu cầu API, quy trình làm việc như sau:
- Máy chủ API xác thực yêu cầu bằng cách kiểm tra API key duy nhất của người gửi.
- Nếu khóa API không hợp lệ, máy chủ sẽ từ chối yêu cầu và thông báo lỗi.
- Nếu khóa API hợp lệ, máy chủ thực hiện yêu cầu và trả về kết quả mong đợi.
API key cho phép máy chủ xác định nguồn gốc của mỗi yêu cầu API, từ đó thực hiện các bước xác thực tiếp theo để cho phép truy cập vào dữ liệu và dịch vụ của API.
Bên cạnh việc xác thực, khóa API cũng được sử dụng để kiểm soát quyền truy cập vào dịch vụ API thông qua:
Giới hạn lệnh gọi API: Nhà cung cấp dịch vụ API có thể dùng API key để điều chỉnh các mức độ truy cập khác nhau. Máy chủ có thể kiểm tra các tham số để quyết định việc cho phép truy cập vào dịch vụ của mình sau khi xác thực yêu cầu.
Mức độ dịch vụ: Khóa API có thể quy định phạm vi hoạt động của một ứng dụng, cho phép hay hạn chế các hoạt động như thêm, xóa và đọc dữ liệu từ kho lưu trữ.
Chọn lọc chức năng: Máy chủ có thể điều chỉnh phạm vi của lệnh gọi API để tùy chỉnh dịch vụ của mình, như giới hạn tìm kiếm dữ liệu sản phẩm ở các khu vực cụ thể hoặc kết hợp với các bộ lọc dữ liệu.
Số lệnh gọi: API key cũng được sử dụng để hạn chế quyền truy cập vào API bằng cách áp đặt giới hạn về thời gian hoặc số lần yêu cầu. Khi vượt quá giới hạn, máy chủ từ chối các yêu cầu tiếp theo từ các khóa API liên quan.
Xem thêm: Open Banking là gì? Ứng dụng Open API vào hệ sinh thái ngân hàng mở
API Key hoạt động như thế nào? (Nguồn: TOS)
8 lợi ích không thể bỏ qua của API Key
1. Tự động hóa
Các API hoàn toàn có thể hỗ trợ con người quản lý và cập nhật công việc một cách tự động. Thông qua API Key, người dùng và các doanh nghiệp có thể xử lý các luồng công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2. Ứng dụng
API là giao diện lập trình ứng dụng được thiết kế có quyền truy cập vào các thành phần ứng dụng khác nhau. Chính vì thế, API có thể thu thập, cung cấp thông tin cũng trở một cách nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả hơn.
3. Phạm vi
API Key có thể được sử dụng để phân bổ thông tin và dịch vụ cho người dùng mới. Những đối tượng này được cá nhân hóa để tạo ra trải nghiệm phù hợp.
4. Dữ liệu mới có sẵn
API cho phép tất cả thông tin được tạo ở cấp chính phủ có sẵn cho tất cả mọi người chứ không riêng một vài cá nhân nào.
5. Hiệu quả
Một khi API được cấp quyền truy cập, nội dung sẽ được tạo một cách tự động và có sẵn cho mọi kênh. Những nội dung này được chia sẻ và phân bổ dễ dàng hơn rất nhiều.
6. Tích hợp
Giao diện của API cho phép người dùng tích hợp nội dung được nhúng từ bất kỳ trang web hoặc ứng dụng nào. Điều này nhằm đảm bảo việc thu thập và cung cấp thông tin trôi chảy hơn, đồng thời tích hợp người dùng trải nghiệm.
7. Cá nhân hóa
Bất kỳ người dùng hoặc công ty nào cũng có thể tùy chỉnh các nội dung và dịch vụ mà họ sử dụng thông qua API.
Xem thêm: Test API là gì? Hiểu đúng API Testing Cho người mới bắt đầu
8. Thích ứng
API cho phép người dùng có thể dự đoán các thay đổi. Công nghệ này còn giúp việc di chuyển dữ liệu diễn ra nhanh chóng và được hỗ trợ tối ưu. Bên cạnh đó, thông tin được xem xét một cách kỹ lưỡng và việc cung cấp dịch vụ cũng trở nên linh hoạt hơn.
Xem thêm: API Gateway là gì? 6 lợi ích của API Gateway đối với một …
API key nên và không nên sử dụng cho những trường hợp nào?
API key nên được sử dụng cho trường hợp nào?
API key được sử dụng trong nhiều trường hợp trong phát triển phần mềm để quản lý quyền truy cập vào các dịch vụ API. Đây là một số trường hợp nên sử dụng API key:
Giám sát và quản lý lưu lượng sử dụng API: API key cho phép nhà cung cấp API theo dõi và kiểm soát lưu lượng truy cập, đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng thương mại. Bằng cách này, họ có thể tính phí người dùng dựa trên tài nguyên mà API tiêu thụ.
Quản lý quyền truy cập: Bằng cách sử dụng khóa API duy nhất, nhà cung cấp API có thể kiểm soát quyền truy cập vào dịch vụ của họ. Việc này giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và băng thông của API, cũng như điều chỉnh các gói dịch vụ khác nhau dựa trên thống kê mức sử dụng của từng khóa.
Khắc phục sự cố tích hợp API: Khóa API cung cấp một cơ chế để phát hiện các vấn đề kỹ thuật trong tích hợp API và xác định lưu lượng truy cập bất thường. Điều này giúp nhà phát triển phần mềm phát hiện và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định của ứng dụng.
Xác định dự án: Khóa API đóng vai trò như một cơ chế cấp phép dự án, giúp điều chỉnh quyền truy cập của các dự án vào dịch vụ API. Điều này đảm bảo rằng chỉ những dự án được phê duyệt mới có thể truy cập và sử dụng các chức năng của dịch vụ API.
API key không nên sử dụng cho trường hợp nào?
Ủy quyền an toàn: API key không đảm bảo mức độ an toàn như các mã thông báo xác thực. Do đó, không thích hợp để sử dụng API key để ủy quyền an toàn. Thay vào đó, các mã thông báo xác thực được sử dụng để xác định ứng dụng hoặc dự án gọi API một cách an toàn hơn.
Xác định người tạo ra dự án: Mặc dù API key được tạo ra bởi dự án thực hiện lệnh gọi API, nhưng không thể sử dụng để xác định người tạo ra dự án. API key chỉ xác định dự án hoặc ứng dụng gọi API mà không liên kết với người dùng cụ thể.
Nhận dạng người dùng cá nhân: API key không được sử dụng để nhận dạng người dùng cá nhân truy cập vào dự án hoặc ứng dụng. Thay vào đó, nó chỉ định rõ dự án hoặc ứng dụng mà yêu cầu API đến, không liên quan trực tiếp đến người dùng cá nhân.
Xem thêm: Python là gì? Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python
Test API là gì?
Test API hay API Testing là một phương pháp kiểm thử phần mềm, bao gồm kiểm tra trực tiếp giao diện lập trình ứng dụng (API) mà không tác động tới client. Test API còn là một phần của kiểm thử tích hợp nhằm xác định các API có đáp ứng kỳ vọng về chức năng, độ tin cậy, hiệu suất và bảo mật hay không.
API Testing được thực hiện trên các business layer, dữ liệu được yêu cầu từ XML hoặc JSON và phản hồi lại qua giao thức HTTP. Kiểm thử API khác với những phương pháp kiểm thử khác vì cần phải thiết lập môi trường khởi tạo. Sau đó call API với các tham số được yêu cầu và kiểm tra kết quả trả về.
Xem thêm:
Ưu điểm và lợi ích của Test API là gì?
Tiết kiệm thời gian
Khác với những phương pháp kiểm thử khác chỉ có thể thực hiện khi các phần mềm hoặc ứng dụng đã hoàn thiện, API Testing cho phép các lập trình viên có thể kiểm thử từ sớm. Bởi vì Test API độc lập và không cần đến giao diện người dùng nên các tester có thể sớm tham gia vào vòng đời phát triển sản phẩm.
Phương pháp API Testing cho phép lập trình viên rà soát và kiểm thử lỗi ngay từ những tính năng đầu tiên để khắc phục các vấn đề trong vòng đời phát triển. Ngoài ra, API Testing cũng không phụ thuộc vào GUI Testing nên có thể kiểm tra rất nhiều logic của ứng dụng.
Giảm thiểu chi phí
Theo mô hình Kim tự tháp Tự động hóa (Automation Pyramid), các tầng kiểm thử được khuyến khích sử dụng theo thứ tự giảm dần là: Unit testing > API Testing > UI Testing.
Đi từ tầng dưới lên, các phương pháp kiểm thử sẽ càng tốn nhiều thời gian, phạm vi kiểm thử và chi phí thực hiện. Có thể thấy Unit Testing và API Testing giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho việc xây dựng chiến lược kiểm thử tự động.
Giảm thiểu nhân sự
Bằng cách tích hợp phương pháp Test API, các doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực kiểm thử hồi quy của đội QA (Quality Control). API Testing yêu cầu ít code hơn, phạm vi kiểm thử rộng hơn và cung cấp kết quả nhanh hơn. Nhờ đó nhóm QA rút ngắn thời gian kiểm thử so với cách kiểm thử hồi quy bằng tay.
Ngoài ra khi tích hợp Test API, nhóm QA còn có thể nhanh chóng phản hồi và gửi báo cáo chất lượng kiểm thử ngay từ giai đoạn đầu của dự án mà không cần tiêu tốn nhiều nhân sự.
Xem thêm: RESTful API là gì?
Phương pháp tiếp cận API Key Testing là gì?
Phương pháp tiếp cận API Testing là một chiến lược được vạch ra bởi các Tester nhằm tiến hành kiểm định API sau khi môi trường Test API đã được thiết lập sẵn sàng.
Phương pháp tiếp cận API Testing giúp những Tester hiểu rõ hơn về các chức năng, kỹ thuật kiểm thử, tham số đầu vào và các thực hiện testcase.
Một số lưu ý giúp người dùng thực hiện phương pháp API Tesing:
- Hiểu về chức năng của chương trình API và xác định rõ phạm vi của chương trình.
- Áp dụng các kỹ thuật kiểm thử như phân vùng tương đương, phân tích giá trị biên, đoán lỗi và viết testcase cho API.
- Lên kế hoạch và xác định các tham số đầu vào phù hợp cho API.
- Tiến hành testcase và so sánh kết quả mong đợi với thực tế.
Xem thêm: API Key là gì? 8 lợi ích không thể bỏ qua của API
Test case trong API Key Testing là gì?
Test case là một yếu tố quan trọng giúp các lập trình viên hay tester kiểm tra phần mềm và ứng dụng. Test case trong API testing dựa vào những dữ liệu sau:
- Giá trị trả về dựa trên điều kiện đầu vào: Cách làm này tương đối dễ kiểm tra vì dữ liệu đầu vào có thể xác định và kết quả có thể xác thực.
- Không trả về bất cứ giá trị nào: Khi không có giá trị trả về, đó có thể là dấu hiệu cho sự trục rặc của API. Lập trình viên sẽ tiến hành kiểm tra hành vi API trên hệ thống.
- Kích hoạt một số API/Event/Interupt: Nếu kết quả trả về kích hoạt một số API, event hoặc interrupt thì những yếu tố đó sẽ được theo dõi.
- Cập nhật cấu trúc dữ liệu: Việc cập nhật cấu trúc dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến một số kết quả hoặc hệ thống nên cần phải được xác thực.
- Sửa đổi một số tài nguyên: Nếu dữ liệu đầu ra sửa đổi một số tài nguyên thì tester phải truy cập các tài nguyên tương ứng để xác thực lại.
TOS hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hình dung được API Key là gì và ý nghĩa của API Key đối với sự phát triển của công nghệ hiện nay. Nếu bạn quan tâm về chủ đề này và muốn tìm hiểu thêm về API, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của TOS nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành