star star star star star

Bounce Rate là gì? Lý do BR Cao và cách Tối Ưu

bounce rate
avt
Thảo Phạm
20 tháng 2, 2020  

Trong Google Analytics, chỉ số Bounce Rate là một trong những tiêu chí được đưa vào báo cáo phân tích sức khoẻ Website cũng như chất lượng khách hàng ghé thăm website. Bounce Rate càng cao thì website đó càng bị đánh giá thấp và ngược lại.

  1. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chỉ số này cao?
  2. Liệu có phải Bounce Rate có nhất thiết phải dưới 50%?
  3. Mỗi ngành khác nhau thì benmark của Bounce Rate có khác nhau?
  4. Cách khắc phục Bounce Rate cao như thế nào?

Hãy cũng TopOnSeek giải đáp từng câu trả lời trên nhé!

>>Xem thêm: OOP là gì? Lý giải đơn giản về lập trình hướng đối tượng

chỉ số Bounce rate
Biểu đồ Benmark Bouce Rate

1. Bounce rate là gì?

“Bounce” là một phiên duy nhất trên website của bạn. Trong Google Analytics, Bounce được tính cụ thể chỉ kích hoạt một yêu cầu duy nhất trên máy chủ của Google Analytics. Nói rõ ra hơn, khi người dùng mở một trang trên website của bạn và sau đó thoát ra mà không hề đi đến bất kỳ các trang khác trong website thì được gọi là một “Bounce”.

Bounce Rate (tỉ lệ thoát trang) là các phiên một trang được chia cho tất cả các phiên hoặc tỷ lệ % của tất cả các phiên trên website của bạn. Trong đó, người dùng chỉ xem 1 trang duy nhất và chỉ kích hoạt một yêu cầu duy nhất đến máy chủ Analytics.

Hầu hết các website có Bounce Rate dao động từ 26-70%. Các chỉ số Bounce rate đánh giá như sau:

  • 25% hoặc thấp hơn: Có lẽ một vài điều gì đó bị hỏng
  • 26-40%: Xuất sắc
  • 41-55%: Trung bình
  • 56-70%: Cao hơn bình thường nhưng có ý nghĩa tùy thuộc vào trang web
  • 70% hoặc cao hơn: Xấu hoặc/và một cái gì đó có thể bị hỏng

Bounce rate chung cho trang web của bạn sẽ nằm trong tab Audience Overview của Google Analytics.

Bounce rate trong tab Audience Overview

Bạn có thể tìm thấy chỉ số Bounce rate của mình cho các kênh và trang riêng lẻ trong cột hành vi của hầu hết các lượt xem trong Google Analytics.

chỉ số Bounce rate

2. Nguyên nhân khiến Bounce rate cao

2.1. Trang tải chậm

Tốc độ trang web được xem là một phần của thuật toán xếp hạng Google. Do đó, nếu bạn SEO tốt phần này thì tỉ lệ được Google xếp hạng cao.

Google luôn muốn cung cấp trải nghiệm tốt nhất đến người dùng. Và Google nhận ra rằng: “tốc độ tải nhanh hay chậm của website sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng”. Nếu website của bạn tải chậm một vài giây, người truy cập lập tức cảm thấy chán và muốn ra ngay đi lập tức.

tốc độ tải trang chậm
Nguồn: blog.webico.vn

Chuyện cải thiện tốc độ website là một quá trình dài và được chăm sóc kỹ lưỡng. Đó được xem là công việc cả đời của chuyên gia SEO và quản trị web.

Để kiểm tra tốc độ tải trang nhanh hay chậm, bạn có thể xem xét ở một số công cụ SEO sau:

Ở các công cụ này sẽ cung cấp cho bạn các đề xuất cụ thể cho website của bạn. Chẳng hạn như: nén ảnh, tận dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt.

2.2. Self -Sufficient Content

Trong một vài trường hợp, người dùng sẽ nhận được mọi thứ mà họ đang tìm kiếm trên website của bạn. Đây là tín hiệu đáng mừng. Có lẽ bạn đang cảm thấy thật vui sướng vì họ đã để dành ra vài phút để đọc các content của bạn trên website

Để xác định bounce rate có đáng lo ngại hay không, bạn cần xem xét đến các thông số Time On SiteAverage Session Duration.

Nếu như người dùng bỏ ra vài phút trở lên để xem trang của bạn thì đó là tín hiệu tích cực gửi đến Google. Lúc đó, Google cho rằng, người dùng đang truy vấn tìm kiếm có liên quan cao đến trang web của bạn. Ngay lúc này, Google sẽ xếp hạng truy vấn tìm kiếm cao cho website của bạn.

Ngược lại, nếu người dùng dành ít thời gian để xem trên trang của bạn (có thể dạng CTA nhấn mạnh nhanh) thì bạn nên xem xét đến nội dung của bài Blog sao cho lôi cuốn người đọc sau đó điều hướng người dùng qua điền vào biểu mẫu.

2.3. Không cân xứng trong việc góp phần vào các trang

Khi trên website của bạn, những trang góp phần vào Bounce rate không cân xứng. Điển hình như các landing page có CTA duy nhất để bạn thỏa mãn ý định của người dùng và khiến chúng bị trả lại nhanh chóng sau khi thực hiện hành động. Nhưng ở các bài blog có nội dung dài hơn thì người dùng vào tìm kiếm lâu hơn nên có bounce rate thấp hơn.

Có điều bạn phải xác định rằng nguyên nhân thực sự đằng sau việc bounce rate cao có phải do những ý trên hay không. Nếu thực sự là vậy thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu xem chắc chắn đâu là nguồn gốc rễ. Để làm được điều này, bạn mở Google Analytics, đi đến

Behavior > Site content > Landing Pages và sắp xếp theo Bounce rate.

Thêm bộ lọc nâng cao để xóa các trang có thể làm sai lệch kết quả.

Nguyên tắc là xác định ngưỡng tối thiểu có ý nghĩa đối với trang.

Chọn những gì có ý nghĩa đối với website của bạn. Cho dù đó là 100 hay 1000 lượt truy cập. Sau đó, nhấp chuột vào Advanced và lọc cho Session lớn hơn.

Bounce rate

2.4. Sự sai lệch trong thẻ Meta title hoặc/và Meta description

Bạn cần phải xem xét: Liệu thẻ Meta TitleMeta description đã mô tả tóm tắt chính xác nội dung bài hay không? Nếu không, khi người dùng truy cập vào website của bạn và cảm thấy nội dung không đúng những gì mà trên Meta Title và Meta Description mô tả thì họ sẽ thoát trang ngay lập tức.

May mắn thay, điều đó có thể khắc phục được một cách đơn giản. Hãy xem lại nội dung trên trang của bạn và điều chỉnh lại thẻ Meta Title và Meta description phù hợp hơn. Đồng thời xem lại nội dung bài có cần viết lại, viết thêm nữa hay không để giải quyết các vấn đề truy vấn mà bạn muốn thu hút khách truy cập.

2.5. Trang lỗi 404 hoặc lỗi kỹ thuật

Nếu Bounce rate của bạn rất cao và bạn cho rằng người dùng đang dành ít thời gian hơn ở lại website của bạn thì có khả năng trang bạn đang bị trống (lỗi 404) hoặc tải trang không đúng cách.

Để kiểm tra, bạn hãy xem trang từ cấu hình trình duyệt và thiết bị phổ biến nhất của đối tượng (ví dụ như Safari trên PC, Smartphone, Chrome trên Smartphone…) để nhân rộng trải nghiệm của họ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra tại Google Console trong Coverage để khám phá các vấn đề theo phân tích của Google. 

trang lỗi 404

2.6. Liên kết xấu từ một website khác khiến Bounce rate cao

Có thể bạn đã làm rất hoàn hảo để đạt được chỉ số Bounce rate thường hoặc thấp thông qua kết quả tìm kiếm Organic nhưng có thể chỉ số Bounce rate cao từ lưu lượng truy cập giới thiệu.

Website giới thiệu có thể gửi khách truy cập không đủ điều kiện hoặc đi liên kết theo ngữ cảnh gây hiểu nhầm cho người dùng.

Đôi khi đây là việc sao chép một cách cẩu thả. Vì vậy, bạn phải liên hệ ngay đến tác giả của bài viết để cập nhật lại.

Nhưng nếu không may, website giới thiệu cố tình đang phá hoại bạn bằng chiến thuật SEO tiêu cực mà bạn đã yêu cầu đề xuất không được đáp ứng thì bạn có thể từ chối giới thiệu từ Google Console.

Việc từ chối liên kết giới thiệu không làm giảm Bounce rate nhưng điều đó thông báo với Google rằng sẽ không xem xét các liên kết đó có liên quan đến website của bạn.

2.7. Affiliate Landing Page hoặc Single Page site

Nếu trang web của bạn là Affiliate thì điểm của bạn có thể bị chia ra gây ra hiện tượng người dùng thoát khỏi trang sang một trang khác. Trong trường hợp này, bạn phải xử lý ngay nếu trang có Bounce rate cao. Một kịch bản tương tự nếu như trang của bạn là Single (chẳng hạn như trang đích của bạn là một website đầu tư đơn giản) thì bạn phải xử lý ngay khi có chỉ số Bounce rate lớn.

Bạn nên nhớ rằng, Google có thể biết những website nào đang thực hiện tốt để đáp ứng mục đích của người dùng.

2.8. Nội dung chưa được tối ưu hoặc có chất lượng thấp

Người dùng sẽ thoát ra sớm nếu như nội dung của bạn không đáp ứng được yêu cầu của họ. Vì vậy, bạn hãy có cái nhìn trực quan hơn về nội dung bài viết. Bạn có thể nhờ nhận xét từ đồng nghiệp, bạn bè hoặc một vài người ngẫu nhiên để đưa ra sự khách quan và đúng đắn.

Nội dung bài viết của bạn rất hay nhưng có thể nó chưa được tối ưu khi đọc trực tuyến. Các tiêu chí cần xem xét:

  • Bạn viết có dễ hiểu và đơn giản hay không? Có đủ để học sinh trung học hiểu bạn đang viết cái gì hay không?
  • Thẻ tiêu đề của bạn có bao quát hết nội dung hay không?
  • Hình ảnh của bạn đã thân thiện và tối ưu khi người dùng vào đọc hay chưa?

Hãy nâng cao kỹ năng viết lách trên trực tuyến để tăng thời gian người dùng ở lại với bạn.

2.9. UX xấu khiến chỉ số Bounce rate cao

Thật sự những gì đó cứ xuất hiện trước mắt người dùng trong website của bạn liên tục gây ra ác cảm đối với họ. Những nút quảng cáo, khảo sát, đăng ký email khiến người dùng cực kỳ khó chịu khi bạn sử dụng quá nhiều.

UX xấu
Nguồn: freelancervietnam.vn

Người dùng đang muốn khám phá thêm nhưng hộp tìm kiếm blog hoặc thanh menu khó kiếm thấy cũng khiến họ thoát ra nhanh chóng.

Vì vậy, hãy chắc chắn rằng thiết kế web của bạn thân thiện với người dùng.

2.10. Website không thân thiện với thiết bị di động

Trên thực tế cho thấy, gần ¼ các website bán hàng không thân thiện với thiết bị di động. Trong khi đó, lượng người dùng từ thiết bị di động chiếm số lớn. Những website có tốc độ tải trang chậm, ảnh bị vỡ, chữ tràn,… sẽ gây ra chán nản khi người dùng đọc và tìm kiếm.

2.11. Chưa cài Google Analytics

Có thể bạn chưa cài đặt Google Analytics đúng cách. Bạn chưa thêm mã theo dõi vào tất cả các trang trên website của mình.

Cách cải thiện chỉ số Bounce rate

Bất kể lý do đằng sau nào gây ra tỉ lệ thoát cao của bạn là gì thì bạn vẫn phải hạ thấp tỉ lệ này xuống. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia mà bạn có thể áp dụng cho website của mình.

3.1. Hãy chắc chắn rằng nội dung bài viết của bạn giàu thông tin và được tối ưu

Thẻ Meta title và Meta description bao quát được nội dung bài và hoạt động hiệu quả. Làm nổi bật tính năng SERPs như Snippet, video, tối ưu hình ảnh, review…

Ngoài ra, nội dung của bạn cần đặc sắc hơn:

  • Không để nhiều khoảng trắng văn bản
  • Thêm hình ảnh
  • Sử dụng câu ngắn
  • Kiểm tra chính tả

3.2. Giữ các yếu tố quan trọng nhất lên trên đầu tiên trong màn hình

Đôi khi, nội dung của bạn phù hợp với những gì bạn quảng cáo trong thẻ meta title và meta description nên khách truy cập sẽ có ấn tượng tốt và sẽ ưu tiên nhấp vào trang của bạn

Thẻ H1 nổi bật phải phù hợp với tiêu đề họ đọc trên Google. Nếu đó là một trang web thương mại điện tử, một bức ảnh phải phù hợp với mô tả.

3.3. Tăng tốc độ tải trang sẽ cải thiện Bounce rate đáng kể

Khi làm SEO trên Google, tốc độ tải trang nhanh hơn luôn được Google đánh giá cao. Tăng tốc độ trang web là một nhiệm vụ cần được giữ vững hàng đầu danh sách việc cần làm SEO của bạn. Vì vậy, hãy cố gắn nén, tối ưu hóa hoặc tăng tốc thời gian tải.

  • Thực hiện AMP .
  • Nén tất cả hình ảnh trước khi tải chúng vào website của bạn (giảm kích thước hình ảnh) và chỉ sử dụng kích thước hiển thị tối đa cần thiết.
  • Xem lại và xóa bất kỳ tập lệnh, bản tải và plugin nặng bên ngoài. Nếu có bất cứ thứ gì bạn không cần thiết, hãy loại bỏ chúng.
  • Giải quyết các vấn đề cơ bản: Sử dụng CDN, thu nhỏ JavaScript và CSS và thiết lập bộ nhớ đệm trình duyệt.

3.4. Giảm thiểu các yếu tố không cần thiết 

Đừng “bội thực” khách truy cập của bạn bằng quảng cáo bật lên, quảng cáo nội tuyến và các nội dung khác mà họ không quan tâm. Bạn hãy xem xét:

CTA nào là quan trọng nhất cho trang? Làm nổi bật điều đó một cách hấp dẫn.

Đối với mọi thứ khác,hãy sắp xếp chúng cho thanh bên hoặc chân trang của bạn.

3.5. Điều hướng người dùng đến nội dung họ muốn nhanh hơn

Bạn muốn khuyến khích mọi người duyệt thêm trang web của bạn? Nếu vậy hãy làm cho nó dễ dàng đến với người dùng.

On-site search với tìm kiếm dự đoán, các bộ lọc hữu ích và một trang được tối ưu hóa “no results found” (404).

Làm lại menu điều hướng của bạn và kiểm tra A/B mức độ phức tạp so với các menu thả xuống đơn giản.

Bao gồm Mục lục trong các bài viết dài của bạn với các liên kết anchor text đưa mọi người thẳng đến phần họ muốn đọc.

Nói tóm lại, chỉ số nào cũng quan trọng nhưng bạn đừng bỏ quên Bounce rate. Cải thiện và nâng cao tỉ lệ này càng tốt thì website của bạn càng được ưu tiên trong xếp hạng Google. Nếu bạn còn vướng mắc và cần được giải đáp, hãy đến với TopOnSeek để được hỗ trợ đưa ra giải pháp SEO hiệu quả nhé!

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat