Google Keyword Planner là gì ? Cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả
Google Keyword Planner là một trong những công cụ SEO hỗ trợ nghiên cứu từ khoá hiệu quả được rất nhiều SEOers sử dụng. Biết cách sử dụng công cụ phân tích từ khóa này đồng nghĩa với việc người sử dụng có thể kiểm tra được lưu lượng tìm kiếm từ khoá và tối ưu được chi phí cho việc quảng cáo. Vì vậy, nếu bạn chưa biết cách sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa này thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Top 5 Cách Tạo Website Bán Hàng Miễn Phí, Nhanh Chóng
- 28 Cách tối ưu SEO WordPress cơ bản, hiệu quả cho website của bạn
1. Google Keyword Planner là gì?
Google Keyword Planner là công cụ thường dùng để chạy quảng cáo Adwords của Google. Thông qua công cụ nghiên cứu từ khoá Google Keyword Planner, người dùng có thể xác định được lượt tìm kiếm trung bình của các từ khóa, mức độ cạnh tranh. Từ đó, xác định được mức phí để chạy quảng cáo hay chọn lọc được những từ khóa tốt để tối ưu bài viết.
2. Keyword Planner có công dụng như thế nào?
Dưới đây là một vài công dụng của Google Keyword Planner đã giúp người dùng trong việc tối ưu bài viết:
- Hỗ trợ lập kế hoạch quảng cáo trên Google hiệu quả: Khi sử dụng Keyword Planner người dùng có thể biết được số lần tìm kiếm từ khóa hàng tháng. Và số người quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ đang kinh doanh.
- Chọn cách tiếp cận những từ khóa cho chiến dịch quảng cáo:
- Khi dùng Google Keyword Planner, người làm SEO có thể chọn một hoặc một nhóm từ khoá để bổ sung vào việc phân tích từ khoá. Hơn nữa, công cụ này còn đưa ra dự đoán chi phí cho chiến dịch cụ thể.
- Thêm vào đó, khi phân tích từ khoá trên Google Keyword Planner các SEOers có thể tải về máy. Đây là một trong những công dụng đáng chú ý của công cụ này.
- Tìm kiếm và phân tích những từ khóa mới: Google Keyword Planner giúp người làm SEO dự đoán được hiệu suất, số lượt tìm kiếm của từ khoá, từ đó giúp tối ưu được các từ khoá và bài viết hơn.
Xem thêm: Allintitle là gì? Cách dùng Allintitle để phân tích từ khóa SEO hiệu quả
3. Hướng dẫn cách đăng ký Google Keyword Planner
Bước 1: Vào trang Google Ads, click vào Go to Keyword Planner và nhập Email muốn đăng ký vào.
Bước 2: Chọn Experienced with Google Ads? Người dùng sẽ nhìn thấy giao diện như hình bên dưới.
Bước 3: Sau đó bấm Create an account without a campaign để có thể tạo tài khoản.
Bước 4: Nếu chạy quảng cáo thì người dùng thêm thông tin thẻ tín dụng. Nếu không thì chọn submit để xác nhận các thông tin cần thiết.
Bước 5: Các SEOers sẽ nhìn thấy một giao diện mới. Bấm vào Explore Your Account, tiếp tục nhấn vào Tools và chọn Switch to Expert Mode như hình dưới đây.
Bước 6: Click vào Tools lần nữa và ấn chọn Keyword Planner để hoàn thành đăng ký tài khoản.
4. Cách sử dụng hiệu quả Google Keyword Planner Tool
4 bước để sử dụng Keyword Planner hiệu quả:
Bước 1: Vào Google Keyword Planner
- Người dùng cần chuẩn bị một tài khoản Google Ads để có thể sử dụng được Google Keyword Planner Tool.
- Tiến hành đăng nhập và click vào “Tools and settings” ở đầu trang.
- Chọn “Keyword Planner” trong danh sách.
- Người dùng sẽ thấy hiện ra 2 tính năng. Đó là: “Discover New Keyword” và “Get research volume and forecast”.
Bước 2: Người sử dụng bấm chọn công cụ và tìm kiếm từ khoá hoặc nhóm từ khóa tùy thuộc vào mục đích.
Bước 3: Tiến hành sàng lọc và sắp xếp kết quả tìm kiếm.
Người dùng có thể sử dụng tính năng Add Filter như:
- Keyword text: Dùng để hiển thị các từ khoá chứa một từ hoặc cụm từ nhất định.
- Exclude Keywords in my account: Giúp loại bỏ các từ khóa đã đặt giá thầu trong AdWords.
- Exclude Adult Ideas: Là bộ lọc giúp loại bỏ những nội dung không tốt.
- Avg. Monthly Searches: Cho phép sàng lọc những từ khoá có lưu lượng tìm kiếm cao và loại trừ những từ có lưu lượng tìm kiếm thấp.
- Competition: Sử dụng để thể hiện mức độ cạnh tranh của các từ khoá.
Bước 4: Khi đã có các từ khóa người dùng thực hiện phân tích
Bước 5: Cách chọn Keyword
- Sử dụng tính năng Discover New Keyword
- Nhập keyword vào và bấm Get results để nhận kết quả những từ khoá liên quan.
5. Một số tips hay khi dùng Google Keyword Planner Tool
– Khi muốn biết số lượng tìm kiếm từ khóa trên Google Keyword Planner, người dùng có thể làm theo các cách sau:
- Ước tính tần số hiển thị quảng cáo tối đa (Impression): Bấm vào “Get research volume and forecast”. Tiếp đó, nhập từ khóa cần tìm dữ liệu.
- Người dùng có thể cài đặt thêm công cụ Keywords Everywhere.
– Để có cùng lúc thêm nhiều hơn 10 từ khóa người dùng chỉ cần tìm cùng lúc các từ khóa. Sau đó, thêm những keyword này vào kế hoạch.
6. Một số công cụ nghiên cứu từ khoá hiệu quả khác
Nghiên cứu từ khóa được coi là một bước cơ bản tạo nên sự thành công của bất kỳ dự án SEO nào. Làm tốt công việc này sẽ giúp ích cho các SEOers rất nhiều sau này trong quá trình SEO từ khóa. Ngoài công cụ Công cụ lập kế hoạch từ khóa, các SEOers cũng có thể sử dụng một số công cụ khác dưới đây để tìm các từ khóa có liên quan.
Xem thêm: Chỉ số CTR trong quảng cáo: Cách áp dụng tăng CTR
6.1. Công cụ nghiên cứu từ khoá Ahrefs
Bạn có thể thúc đẩy cuộc chiến SEO của mình nhờ vào công cụ nghiên cứu từ khoá Ahrefs. Bạn chỉ cần nhập từ khóa muốn phân tích vào thanh công cụ tìm kiếm. Sau đó các từ khoá sẽ được hiển thị theo thuật toán sao
- Những cụm từ có từ khóa của bạn
- Những cụm từ dài hơn có cụm từ chứa từ khóa của bạn
- Gợi ý từ khóa có liên quan với từ khóa của bạn đang tìm được xếp ở Top 10 trở lại
6.1.1. Những tính năng của công cụ từ khoá Ahrefs
Dưới đây là những chức năng của phần mềm nghiên cứu từ khoá này:
- Cho bạn biết được tổng số lượt truy cập vào trang web hàng tháng.
- Tổng số backlinks (số liên kết ngoài) – trỏ đến trang web.
- Tổng số từ khóa mà trang web của bạn đang được xếp hạng.
- Phân tích Search volume của từ khoá.
- Tổng hợp phân tích độ khó để xếp hạng cho từ khóa đó.
- Đề xuất các từ khoá liên quan đến từ khoá bạn đang tìm kiếm.
- So sánh đối chiếu các tên miền cạnh tranh.
Xem thêm: Cách SEO top Google đưa website lên top 1 nhanh nhất, hiệu quả
6.1.2. Những ưu điểm và nhược điểm của Ahrefs
– Ưu điểm của Ahrefs
- Số lượng từ khóa gợi ý lớn, đặc biệt là các long tail keywords
- Độ chính xác của số liệu cao
- Có data thông tin Backlink lớn
– Nhược điểm của Ahrefs
- Chi phí sử dụng khá đắt nếu như bạn không dùng được hết các tính năng của công cụ.
- Không được dùng thử miễn phí
6.2. Sử dụng KeywordTool.io
Công cụ nghiên cứu từ khoá Keywordtool.io có 2 phiên bản khác nhau là: phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí. Đây là công cụ có thể giúp bạn tìm kiếm từ khoá một cách nhanh chóng. Giao diện cũng rất dễ sử dụng, không quá phức tạp.
Ưu điểm: Bạn sẽ được hỗ trợ một lượng lớn từ khoá liên quan với từ khoá bạn đang tìm kiếm.
Nhược điểm: Bạn sẽ bị giới hạn trong việc phân tích từ khoá cạnh tranh đối với bản miễn phí.
Ý nghĩa của các cột có trong Keywordtool.io
- Keyword: Các từ Các từ khóa liên quan với từ khoá đang tìm kiếm
- Search Volume: Lưu lượng tìm kiếm trong vòng 1 tháng
- Trend: Xu hướng tìm kiếm theo tháng
- CPC – Cost Per Click: Số tiền phải trả trên mỗi click chuột
- Keywords Competition: Mức độ cạnh tranh từ khoá của các chiến dịch quảng cáo adword
6.3. Keyword research với SEMrush
SEMrush là công cụ nghiên cứu phân tích SEO được sử dụng phổ biến. Đây là công cụ dùng để nghiên cứu từ khóa, phân tích các đối thủ cạnh tranh và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo Google Ad.
6.3.1. Các tính năng của SEMrush
- Tính năng phân tích xu hướng và phân tích đối thủ cạnh tranh của SEMRush
- Tính năng theo dõi sự thay đổi vị trí xếp hạng của keyword
Ngoài ra SEMrush còn có một số tính năng khác như:
- SEMrush có thể giúp các SEOers thực hiện Audit Website và sửa lỗi.
- Xác định và phân tích các đối thủ cạnh tranh organic.
- Giúp bạn tìm kiếm các từ khóa có CTR cao.
- Có thể sử dụng tính năng Backlink Gap của SEMrush.
- Tính năng hỗ trợ kiểm tra các Backlink độc hại.
- Hỗ trợ trong việc nghiên cứu chủ đề và SEO Content.
Xem thêm: Chỉ số CTR trong quảng cáo: Cách áp dụng tăng CTR
6.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của công cụ từ khoá SEMrush
– Ưu điểm của SEMrush
- SEMrush có chứa nhiều dữ liệu từ khoá tìm kiếm và Ads Backlink hơn.
- Đây là công cụ tích hợp của Google Analytics, GSC, Google My Business, Adobe Analytics, Majestic & YEXT.
- Các ý tưởng và giải thích đều được phân tích tự động, tối ưu thời gian sử dụng.
- Công cụ phân tích từ khoá này có thể giúp các SEOers theo dõi vị trí của bất kỳ tên miền cho bất kỳ keyword nào.
– Nhược điểm của SEMrush
- Để có thể sử dụng hiệu quả các tính năng bạn cần có thời gian để tìm hiểu.
- Gói cơ bản SEMrush tại một thời điểm chỉ cho phép 1 nguời sử dụng. Tuy nhiên khi người khác log out thì bạn có thể sủ dụng chung.
Bạn cũng có thể xem các công cụ khác như Soovle.com, Ubersuggest, Google Trends, Google Search Console, v.v. Khám phá và lựa chọn các công cụ xây dựng từ khóa phù hợp nhất để chạy các chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, Google Keyword Planner vẫn được coi là tối ưu nhất.
Xem thêm:
- Top 10 phần mềm SEO tốt nhất hiện nay
- 10 công cụ phân tích từ khoá nên trải nghiệm cho SEO
- TOP 5 công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả cho SEO
- Review Copy AI, có thực sự tuyệt vời?
7. Kết luận về Google Keyword Planner
Google Keyword Planner là một công cụ nghiên cứu và phân tích từ khoá hữu ích. Bạn nên cân nhắc sử dụng công cụ keyword research này. Vì công cụ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình tối ưu từ khoá hiệu quả cho các chiến dịch SEO.
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ seo top google, seo từ khoá thông qua website. Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ liên quan đến website khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline hoặc để lại thông tin theo mẫu TOS sẽ nhanh chóng liên hệ tư vấn cho bạn.
Google Keyword Planner là một công cụ nghiên cứu từ khóa của Google cung cấp cho người dùng miễn phí. Tính năng này thích hợp sử dụng để xác định mục tiêu, mở rộng ý tưởng khi thực hiện chiến dịch quảng cáo. Người dùng có thể xem được mật độ sử dụng từ khóa là bao nhiêu, từ đó đo lường, phân tích được đối thủ cạnh tranh.
Nhược điểm của công cụ này là chỉ dễ dàng trong việc tìm từ khóa, nội dung bắt trend. Người dùng thường khá khó khăn tìm ra list từ khóa tiềm năng trên Google Keyword Planner này.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành