star star star star star

Blockchain là gì? Hiện nay Blockchain được ứng dụng như thế nào?

Bitcoin Blockchain Blockchain là gì Các phiên bản Blockchain Permissioned Blockchain Phân loại Blockchain Private Blockchain Public Blockchain Ứng dụng Blockchain
avt
Thảo Phạm
10 tháng 11, 2022  

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ Blockchain đã gây ra tác động trên nhiều lĩnh vực, từ marketing, ứng dụng phần mềm, vận tải, Logistics đến y tế, tiện ích công cộng,… Ngoài việc giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng ghi lại giao dịch, theo dõi việc lưu trữ hồ sơ tài chính, công nghệ Blockchain còn có tính ứng dụng cao trong vấn đề bảo mật, chống gian lận. Trong tương lai, Blockchain được dự đoán sẽ tạo ra một cuộc cách mạng bùng nổ. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết Blockchain là gì? Và hiểu chi tiết hơn về Blockchain nhé!

Blockchain là gì?

Blockchain là gì? Blockchain được hiểu đơn giản là cuốn sổ cái – nơi mà hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin liên kết với nhau thông qua mã hóa. Ứng dụng công nghệ này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ghi lại các giao dịch và theo dõi tài sản trong một mạng lưới kinh doanh.

Xem thêm:

Big data là gì? Đặc trưng 3V, đặc điểm, ứng dụng của dữ liệu lớn

Data Warehouse là gì? Thông tin tổng quan về Kho dữ liệu

Developer là gì? Chìa khóa để trở thành Developer chuyên nghiệp

Blockchain là gì?
Blockchain là gì?

Blockchain, đúng với tên gọi của nó, bao gồm nhiều khối (block) được ghép lại thành một chuỗi (chain). Mỗi khối được liên kết lại với nhau nên sẽ không thể thay đổi, chỉnh sửa hay xóa thông tin.Thông tin dữ liệu chỉ được bổ sung khi được sự đồng thuận từ mọi người. 

Tham khảo thêm: 

Các thuật toán Blockchain phổ biến

  • PoW (Proof of Work): Bằng chứng công việc. 
  • PoS-(Proof of Stake): Bằng chứng cổ phần.
  • DPoS-(Delegated Proof of Stake): Bằng chứng ủy quyền cổ phần.
  • PoH-(Proof of History): Bằng chứng lịch sử.
  • PoA-(Proof of Authority): Bằng chứng ủy quyền.
  • PoC-(Proof of Contribution): Bằng chứng cống hiến.
  • PoR-(Proof of Reputation): Bằng chứng danh tiếng.
  • BFT-(Byzantine Fault Tolerance): Hệ thống chịu lỗi Byzantine – BFT.
Blockchain là gì? Các thuật toán Blockchain phổ biến hiện nay
Các thuật toán Blockchain phổ biến hiện nay

Cách thức hoạt động của Blockchain

Sau khi bạn đã hiểu cơ bản Blockchain là gì rồi thì TopOnSeek sẽ tiếp tục giúp bạn tìm hiểu về cách thức hoạt động của công nghệ này. Để có thể vận hành và thực hiện giao dịch trên nền tảng Blockchain, người dùng sẽ cài đặt một phần mềm và thực hiện giao dịch. Mỗi giao dịch xảy ra, Blockchain sẽ được xem xét như một khối dữ liệu. Khối dữ liệu này sẽ ghi nhận thông tin về sự lựa chọn của người dùng về: Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu,… Và người dùng sẽ đợi trong vòng 5 đến 10 phút đợi hệ thống xác nhận là sẽ thành công.

Blockchain được sử dụng như thế nào?

Công nghệ blockchain đang được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ lĩnh vực ngân hàng tới giám sát chuỗi cung ứng. Dưới đây là một vài ứng dụng thực tiễn phổ biến của blockchain:

  • Tiền điện tử: Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với hai đồng tiền điện tử Bitcoin và Ethereum. Quá trình giao dịch được ghi lại trên Blockchain khi người dùng mua, trao đổi và chi tiêu.
  • Chuyển giao tài sản: Blockchain có thể ghi lại và sau đó chuyển quyền sở hữu các loại tài sản khác nhau. Công nghệ này đang phổ biến và trở nên đáng tin cậy hơn với tài sản kỹ thuật số nổi tiếng NFT.
  • Hợp đồng thông minh: Ngoài các ứng dụng trên, Blockchain còn được xem là hợp đồng thông minh. Tại đây, các hợp đồng được ban hành tự động kèm theo các điều kiện phải đáp ứng.
  • Ngân hàng: Công nghệ Blockchain giúp cho quá trình gửi và nhận tiền được diễn ra nhanh chóng, và tiện lợi khi có thể giao dịch ở bất kì khi nào và ở đâu. Hiện nay, Blockchain đang được chú trọng để xử lý các giao dịch bằng tiền tệ fiat như USD và EUR. 
  • Bỏ phiếu: Bỏ phiếu bằng Blockchain sẽ giúp ngăn chặn việc gian lận trong quá trình bỏ phiếu, người gửi phiếu bầu không thể giả mạo.
  • Giám sát chuỗi cung ứng: Ứng dụng Blockchain sẽ giúp việc giám sát và kiểm tra chuỗi cung ứng dễ dàng hơn khi có thể xử lý đồng thời số lượng lớn thông tin và hàng hóa phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Xem thêm: 

Training là gì? Các hình thức training phù hợp cho doanh nghiệp

Insight là gì? 5 Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng

IT là gì? Học và làm IT: Yêu cầu và cơ hội việc làm [Cập nhật 2023]

Các phiên bản của Blockchain

Phiên bản Blockchain 1.0 (Cryptocurrency)

Tiền tệ và Thanh toán: Được dùng chủ yếu trong tiền mã hoá từ việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. 

Phiên bản Blockchain 2.0 (Smart Contract)

Tài chính và Thị trường: Đây là phiên bản mở rộng quy mô của Blockchain, bắt đầu đưa vào các ứng dụng tài chính. 

Blockchain là gì? Các phiên bản của Blockchain
Các phiên bản của Blockchain

Phiên bản Blockchain 3.0 (Dapps)

Thiết kế và Giám sát hoạt động: Ngoài lĩnh vực tài chính, Blockchain còn xuất hiện ở lĩnh vực như y tế, giáo dục, chính phủ và nghệ thuật.

Phiên bản Blockchain 4.0 (Blockchain For industry)

Tập trung cho doanh nghiệp. Đây là phiên bản mới nhất hiện nay, phục vụ việc tạo và chạy các ứng dụng, cung cấp một môi trường định hướng và dần khẳng định được vị thế của Blockchain trong đời sống.

Ưu và nhược điểm của Blockchain là gì?

Ưu điểm:

  • Tính ổn định: Nếu các khối trong Blockchain đã được xác nhận thì rất khó để loại bỏ chúng, tức là mọi thay đổi sẽ được ghi lại và lưu trữ vĩnh viễn trên một sổ cái.
  • Do giao dịch không cần thông qua trung gian nên có thể coi Blockchain là hệ thống “không cần sự tin tưởng”, từ đó giúp các bên hạn chế được rủi ro và cắt giảm chi phí.
  • Blockchain có tính bảo mật cao, một mặt nâng cao tính riêng tư và an toàn cho các giao dịch, mặt khác đảm bảo tốc độ chuyển tiền nhanh và hiệu quả.
  • Blockchain hoạt động theo nguyên tắc phi tập trung, nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền kiểm soát, quá trình xác minh của Blockchain hầu như không có sự tham gia của con người nên công nghệ này có tính minh bạch và độ chính xác khá cao.

Bên cạnh những ưu điểm đã kể trên, Blockchain vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần cải thiện sau:

  • Tốc độ thực hiện giao dịch của Blockchain chưa thực sự hiệu quả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạng Blockchain chỉ có thể quản lý khoảng bảy giao dịch mỗi giây, thấp hơn nhiều so với các hệ thống khác. Ví dụ: Trong một giây, Visa có thể xử lý tận 65.000 giao dịch.
  • Blockchain tiềm ẩn khả năng xảy ra các hoạt động bất hợp pháp và rủi ro mất tài sản.
  • Quá trình khai thác Bitcoin có mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải CO2 cao.
  • Bạn sẽ phải trả khoản phí khổng lồ để lưu trữ dữ liệu trên Blockchain dù dữ liệu của bạn chỉ nặng khoảng vài kilobyte.

Xem thêm: UI UX là gì? Sự khác nhau giữa UI UX design

Phân loại Blockchain

Hiện nay, Blockchain được chia làm ba loại chính:

Blockchain là gì?Ba loại chính của Blockchain
Ba loại chính của Blockchain

Public: Blockchain công khai cho phép bất kỳ người dùng nào cũng có thể đọc, viết và kiểm tra dữ liệu. Trong mỗi quá trình xác thực giao dịch này cần phải có rất nhiều nút tham gia. Vì thế, để tấn công vào Blockchain công khai là rất khó và tốn kém, hầu như không có khả năng. Các Blockchain công khai phổ biến là Ethereum và Bitcoin.

Private: Khác với Blockchain công khai, Blockchain riêng tư chỉ cho phép người dùng đọc mà không được ghi dữ liệu vì mọi sự kiểm soát thuộc về bên thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tại đây, thời gian giao dịch sẽ diễn ra nhanh chóng vì chỉ cần một số lượng nhỏ tham gia xác nhận giao dịch.

Permissioned (hay thường gọi là Consortium): Đây là dạng kết hợp của Public và Private Blockchain. Nó có đặc điểm gần giống với Private Blockchain nhưng có thêm một số tính năng về các bên có quyền ngang nhau sẽ cùng nhau xác nhận giao dịch.

Lợi ích của Blockchain là gì?

Độ tin cậy và bảo mật cao

Trong hệ sinh thái Blockchain, một giao dịch Blockchain phải được xác minh bởi nhiều nút. Các thông tin chỉ được chia sẻ khi người dùng cấp quyền truy cập. Vì vậy, sẽ giúp tăng độ chính xác cho các giao dịch và tránh rò rỉ thông tin.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Khi sử dụng Blockchain, hai bên giao dịch sẽ làm việc trực tiếp với nhau mà không phải qua bất kì trung gian nào. Họ có thể trao đổi mọi lúc mọi nơi và đưa ra những quyết định được xác nhận nhanh chóng bởi Blockchain.

Tiện lợi và hiệu quả

Blockchain hoạt động 24/7 nên người sử dụng có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền hiệu quả hơn. Đặc biệt thuận lợi với giao dịch quốc tế khi không cần phải chờ đợi vài ngày theo cách giao dịch thủ công thông qua ngân hàng hay cơ quan chính phủ.

Blockchain là gì? Lợi ích của Blockchain
Lợi ích của Blockchain

Ứng dụng thực tiễn của Blockchain trong đời sống

Ngày nay, Blockchain được sử dụng phổ biến và mang lại nhiều ứng dụng trong đời sống, tiêu biểu là trong các lĩnh vực: sản xuất, thương mại điện tử, bảo hiểm, y tế, giáo dục, bất động sản, tài chính ngân hàng, vận tải và Logistics, quảng cáo, truyền thông, giải trí, tiện ích công cộng,…

Tham khảo: 

Các câu hỏi thường gặp về Blockchain

  1. Sự khác biệt giữa Bitcoin và Blockchain là gì?

Bitcoin là một loại tiền điện tử, hiện chưa được kiểm soát. Nó được cung cấp bởi công nghệ Blockchain và sử dụng Blockchain làm sổ cái giao dịch. Còn Blockchain là cơ sở phân tán dữ liệu, là nền tảng tạo ra Bitcoin.

Bitcoin mang tính ẩn danh, là ứng dụng chuyển tiền giữa người với người. Còn Blockchain mang tính minh bạch, có thể chuyển mọi thứ từ dữ liệu, thông tin và quyền sở hữu tài sản,…

  1. Một số nền tảng Blockchain phổ biến 
  • Ethereum.
  • Ripple.
  • Stellar.
  • Tezos.
  • EOS.
  • Hyperledger Fabric.
  • EOSIO.
  • IBM Blockchain.
  • Quorum.

Với những kiến thức mà TopOnSeek chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tích cực, hiểu hơn về Blockchain và biết được Blockchain là gì? Và đừng quên theo dõi TopOnSeek để có thể cập nhật thêm thông tin ở nhiều lĩnh vực.

Nguồn: https://www.ibm.com/topics/what-is-blockchain

 

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat