star star star star star

Kỹ Năng Lắng Nghe Và 16 Nguyên Tắc Vàng Rèn Luyện Thành Công

kỹ năng kỹ năng lắng nghe kỹ năng mềm lắng nghe listening skills
avt
TOS Editor
06 tháng 11, 2023  

Biết lắng nghe là cách hiệu quả nhất để tạo dựng các mối quan hệ chất lượng. Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghekỹ năng mềm rất khó để đạt được, vì thế, việc phát triển kỹ năng này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu về phương pháp rèn luyện kỹ năng lắng nghe thành công nhé!

Xem thêm:

Kỹ Năng Lắng Nghe là gì?

Kỹ Năng Lắng Nghe (Listening Skills) là khả năng tập trung và hiểu những thông điệp người nói truyền đạt. Lắng nghe còn được thể hiện ở cách phản hồi tế nhị, chính xác. Việc trả lời bằng câu hỏi hay ngôn ngữ hình thể khiến người nói cảm thấy được chia sẻ và đồng cảm.

Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp quan trọng, tạo nên thành công của cuộc trò chuyện. Hơn nữa, lắng nghe hiệu quả giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với người xung quanh. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ năng khó. Để trở thành một người biết lắng nghe, bạn cần nỗ lực rèn luyện trong thời gian dài để có thể thành công.

Xem thêm: Kỹ năng truyền thông là gì? 3 cách cải thiện kỹ năng truyền thông

Kỹ năng lắng nghe là gì?
Khả năng lắng nghe là khả năng tập trung cao độ và thấu hiểu cuộc trò chuyện

Lắng nghe chủ động là gì?

Khác với hoạt động nghe thông thường, lắng nghe chủ động là biểu hiện tiêu biểu của kỹ năng lắng nghe. Có 02 yếu tố tạo nên sự chủ động trong lắng nghe, đó là: chú ý và phản hồi.

Chú ý: bao gồm việc giữ giao tiếp bằng mắt, cử chỉ gật đầu, có tư thế lắng nghe phù hợp. Ngoài ra, việc phản chiếu ngôn ngữ cơ thể của người nói cũng thể hiện sự quan tâm thực sự đến những gì người nói truyền đạt.

Phản hồi: diễn giải và lặp lại những gì người nói đã truyền tải. Điều này chứng minh bạn đã rất tập trung và hiểu được ý tứ của họ. Phản hồi thường đi kèm với sự suy ngẫm. Người nghe cần suy ngẫm để đưa ra hướng trả lời phù hợp.

Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm – Vai trò, lợi ích, tầm quan trọng

các loại kỹ năng lắng nghe
Những loại kỹ năng lắng nghe bạn cần quan tâm (Nguồn: TOS)

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe giữ vai trò chủ chốt, quyết định sự thành công của cuộc trò chuyện. Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe thể hiện trong mọi khía cạnh, từ công việc đến đời sống, cụ thể:

  • Tiếp nhận tốt thông tin: kỹ năng lắng nghe giúp bạn nắm vững thông tin đã nhận. Đồng thời, kỹ năng này còn hỗ trợ trong trường hợp bạn phải truyền đạt lại thông tin với nhiều người khác.
  • Tạo dựng lòng tin: thái độ khi lắng nghe và cách phản hồi phù hợp giúp người nói có thiện cảm với bạn. Điều này vô cùng hữu ích trong quan hệ đối tác kinh doanh.
  • Nâng cao kiến thức: trong quá trình tập trung lắng nghe, bạn có cơ hội được tiếp xúc với tư duy và lập luận, kỹ năng của người khác. Nếu nghiêm túc lắng nghe, bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức từ cuộc trò chuyện.
  • Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề: Lắng nghe giúp bạn nhận ra khó khăn nhanh chóng. Từ đó, đưa ra kế hoạch và phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp: lắng nghe chân thành khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và mong muốn giao tiếp nhiều hơn. Bằng cách này, bạn có thể tạo thêm nhiều mối quan hệ khác, cùng hợp tác, phát triển.

Xem thêm: Những kỹ năng marketing cần có của một marketer ưu tú

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe giúp bạn mở ra nhiều cơ hội trong công việc (Nguồn: TOS)

16 nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thành công

Để thành công đạt được kỹ năng lắng nghe, bạn cần thực hiện những nguyên tắc rèn luyện thường xuyên. Dưới đây là 16 nguyên tắc hiệu quả nhất để luyện tập lắng nghe thành công:

1. Tuyệt đối không ngắt lời

Không ngắt lời là một nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp. Ngắt lời là hành động chen ngang câu nói một cách bất lịch sự, vô duyên. Hành động này khiến người nói mất đi cảm hứng chia sẻ, thậm chí cảm thấy bản thân không được tôn trọng.

Chính vì thế, hãy chọn một thời điểm thích hợp để tiếp lời. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể sử dụng những hành động/lời nói tỏ ý xin lỗi để được phép xen ngang cuộc trò chuyện.

Xem thêm: Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Là Gì?

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Hãy lắng nghe và đừng ngắt lời người khác (Nguồn: TOS)

2. Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Luyện tập lắng nghe thông qua ngôn ngữ hình thể là một phương pháp hiệu quả. Ví dụ: Gật gù, vỗ vai an ủi, tư thế ngồi hợp lý,…

Đặc biệt, việc giữ giao tiếp bằng ánh mắt sẽ giúp bạn tập trung hơn. Thông thường, bạn nên giao tiếp bằng mắt trong 50% – 70% thời gian lắng nghe, giữ ánh mắt trong khoảng 4 – 5 giây trước khi rời đi. Đó là cách luyện tập hiệu quả nhất.

Xem thêm:

3. Đặt câu hỏi gợi mở

Việc chỉ lắng nghe hoặc không đưa ra câu hỏi phản hồi sẽ khiến cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi mang yếu tố gợi mở, như: “Bạn nghĩ thế nào về điều đó?”, “Nếu trong trường hợp đó, bạn sẽ làm gì?”, “Cảm xúc của bạn lúc ấy như thế nào?”… Điều này tạo cho đối phương cảm giác được quan tâm, khiến họ có thể chia sẻ nhiều thêm về câu chuyện của mình.

Bạn cần luyện tập để có thể đặt ra những câu hỏi hay trong thời điểm thích hợp. Từ đó, câu chuyện sẽ được khai thác sâu và hiệu quả hơn.

Xem thêm:

4. Hãy thật kiên nhẫn

Việc giữ bình tĩnh trong quá trình lắng nghe là một kỹ thuật lắng nghe hiệu quả. Bạn không nên vội vàng đặt câu hỏi, ngắt lời hay cảm thấy khó chịu khi người nói diễn giải quá nhiều về hàm ý của mình. Việc nghiêm túc lắng nghe và chờ đợi sự giải thích cũng là cách để bạn luyện tập lắng nghe.

Đối với những chủ đề khó hiểu, hãy kiên nhẫn nghe hết và tìm thời điểm thích hợp sau khi họ trình bày xong để nêu thắc mắc của mình.

Xem thêm: Content Creator là gì? 5 Kỹ năng cần có của một Content Creator

5. Tập trung cao độ

Rèn luyện sự tập trung là chìa khóa để có được kỹ năng lắng nghe. Giao tiếp là sự tương tác hai chiều, việc bạn tập trung lắng nghe thể hiện sự tôn trọng và thái độ chân thành. Hơn nữa, việc tập trung sẽ khiến thời gian trò chuyện trở nên hữu ích và đạt hiệu quả nhanh chóng.

Tập trung lắng nghe được thể hiện thông qua những hành động cụ thể. Ví dụ: nhìn chăm chú, tắt chuông điện thoại, chọn nơi yên tĩnh để trò chuyện,….

Xem thêm: Những Kỹ Năng Cần Có Của CTV

6. Không áp đặt đối phương

Kỹ năng lắng nghe có thể được bắt đầu bằng sự cởi mở trong tư tưởng. Không ai muốn giao tiếp với một người bảo thủ. Nói cách khác, nguyên tắc quan trọng để trở thành một người giỏi lắng nghe chính là: không phán xét và áp đặt đối phương.

Nguyên tắc này không đồng nghĩa với việc loại bỏ quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, bạn nên có sự cân nhắc trước khi thể hiện cái tôi của mình. Điều này giúp hạn chế hiểu lầm và ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ.

Xem thêm: Tố chất nào có thể rèn luyện để trở thành leader giỏi?

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Tuyệt đối không áp đặt suy nghĩ của mình cho người đối diện khi giao tiếp (Nguồn: TOS)

7. Thấu hiểu khi lắng nghe

Thấu hiểu là mức độ cao hơn của lắng nghe. Bạn cần sử dụng sự quan sát và tư duy của mình để cảm nhận và tìm ra ý nghĩa ẩn sau câu nói của đối phương. Bởi lẽ, người nói thường sẽ không biểu đạt trực tiếp mong muốn của mình.

Thông qua sự thấu hiểu, bạn có thể cảm thông và làm cuộc trò chuyện trở nên gần gũi, hiệu quả hơn. Người biết thấu hiểu sẽ tạo động lực, cũng như tránh gây ra tổn thương trong giao tiếp cho người đối diện.

Xem thêm:

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Mức độ cao nhất của lắng nghe là sự thấu hiểu (Nguồn: TOS)

8. Đưa ra các ý kiến cá nhân

Đưa ra ý kiến cá nhân là cách chứng minh bạn đã có sự tập trung, phân tích, đánh giá và đồng cảm với câu chuyện của người nói. Việc đưa ra quan điểm có thể giúp người nói giải quyết vấn đề vừa trình bày.

Xem thêm: Nhiệm vụ, kỹ năng và tố chất để trở thành Manager tài giỏi

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Cần đưa quan điểm cá nhân để tỏ ý đồng cảm cùng người nói (Nguồn: TOS)

9. Tránh đưa ra giải pháp ngay

Thông thường, người nói mong muốn nhận được sự đồng cảm thay vì những giải pháp. Ví dụ: nếu họ vừa mất việc, bạn nên an ủi, động viên thay vì giới thiệu ngay cho họ một công ty mới để xin việc. Trong thời điểm này, việc đưa ra giải pháp chưa thật sự cần thiết.

Xem thêm: 6 chiếc mũ tư duy là gì? Ví dụ về phương pháp tư duy trong kinh doanh

10. Xử lý nhanh thông tin 

Thông tin bạn đã nghe cần được xử lý nhanh chóng để có hướng hồi đáp phù hợp. Nếu không xử lý nhanh, thông tin sẽ không được cập nhật chính xác. Điều này làm giảm tính hiệu quả của buổi trò chuyện.

Xem thêm: Các kỹ năng cần có để trở thành nhân viên QA ngành IT

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Xử lý thông tin nhanh chóng và có hướng hồi đáp phù hợp là cách lắng nghe hiệu quả (Nguồn: TOS)

11. Hãy tò mò

Bạn hãy thể hiện khéo léo những thắc mắc mang tính khai thác. Điều này thể hiện sự tò mò, tạo cảm giác háo hức lắng nghe. Sự tò mò này nên xuất phát từ mong muốn được tiếp nhận thêm thông tin. Không nên thể hiện một cách giả tạo, tiêu cực. 

Xem thêm: Training là gì? 8 hình thức “TRAINING” hiệu quả nhất 05/2023

12. Thuật lại nội dung bằng lời của bạn

Sau khi nghe, bạn nên thuật lại những thông tin đã nghe bằng lời của mình. Việc này giúp bạn đảm bảo rằng thông tin nghe được là đúng. Nếu chưa chính xác, đối phương có thể hỗ trợ làm rõ. Bằng cách này, người nói cũng sẽ nhận thấy bạn có sự tập trung. Từ đó sẽ cởi mở hơn trong lúc trò chuyện. 

Xem thêm: Tính cách INFJ – Đặc điểm và những công việc phù hợp 

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Thuật lại nội dung đã nghe là cách xác nhận độ chính xác của thông tin (Nguồn: TOS)

13. Đừng hạ thấp mối quan tâm của đối phương

Đôi lúc, nội dung đối phương đang chia sẻ có thể không quan trọng với bạn. Tuy nhiên, đó chính là mối quan tâm của người nói. Chính vì thế, hãy thể hiện sự tôn trọng và đồng cảm với cảm xúc của họ. Tuyệt đối không được hạ thấp những vấn đề họ chia sẻ.

Xem thêm: MBTI là gì? 16 nhóm tính cách MBTI giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả 

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Cần thể hiện sự đồng cảm với mối quan tâm của người nói khi giao tiếp (Nguồn: TOS)

14. Tập thói quen ghi chú

Cách rèn luyện này được áp dụng rất nhiều trong môi trường làm việc. Để tránh bỏ sót những thông tin quan trọng, bạn cần ghi chú ngắn gọn thông tin. Từ đó, bạn có thể dễ dàng xem lại. Đồng thời, hành động này cũng thể hiện sự chăm chú lắng nghe của bạn. 

Xem thêm: DISC là gì? 4 nhóm tính cách của con người trong mô hình DISC

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Ghi chú giúp bạn không bỏ sót thông tin khi giao tiếp (Nguồn: TOS)

15. Đừng lo lắng về việc làm sai

Trong một số trường hợp, bạn sợ hiểu sai hoặc không biết phải phản hồi đối phương như thế nào. Hãy cứ mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình. Đừng sợ sai và im lặng, điều đó chỉ khiến cuộc trò chuyện trở nên bế tắc hơn. 

Xem thêm: Làm thế nào để làm nổi bật sở thích của bạn trong CV của bạn

16. Hồi tưởng lại cảm xúc của đối phương

Việc đặt mình vào vị trí của người khác khi giao tiếp là rất quan trọng. Để chứng minh điều đó, bạn hãy thử sử dụng những cụm từ cảm thán, như: “Mình rất hiểu cảm giác đó!”, “Đó có vẻ là một tình huống khó khăn.”, “Tôi hiểu rằng bạn cảm thấy bị tổn thương.”

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho người thành công
Hồi tưởng lại cảm xúc của đối phương giúp cuộc trò chuyện tự nhiên và hiệu quả hơn (Nguồn: TOS)

3 hiểu lầm về kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là bị lép vế

Một số người nghĩ rằng, lắng nghe sẽ không thể hiện được quan điểm của mình. Điều này đồng nghĩa với việc trở nên lép vế hơn trong cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, nghe khiến bạn hiểu hơn những điều đối phương nói, từ đó dẫn dắt và kiểm soát câu chuyện.

Hơn nữa, bạn hoàn toàn được thể hiện quan điểm cá nhân thông qua ngôn ngữ hình thể hay những câu hỏi liên quan trong quá trình giao tiếp.

Nghe và lắng nghe giống nhau

Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn rằng, nghe và lắng nghe là một. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa nghe và lắng nghe. Nghe là trạng thái tiếp nhận âm thanh một cách thụ động. Âm thanh được thu nhận kể cả khi người nghe không mong muốn. Trong khi đó, lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp đòi hỏi bạn phải thật sự tập trung, mong muốn thấu hiểu đối phương, có sự quan sát và phân tích để đưa ra những lời hồi đáp có giá trị. Nói cách khác, lắng nghe là cách tiếp nhận âm thanh chủ động. 

Theo một số kết quả nghiên cứu, nghe được chia thành năm cấp độ: nghe phớt lờ, nghe giả vờ, nghe chọn lọc, nghe chú tâm và nghe thấu cảm. Trong đó, kỹ năng lắng nghe là cấp độ cao nhất.

Xem thêm: Top 8 việc làm tại nhà hấp dẫn, mức thu nhập cao 

Hiểu lầm về kỹ năng lắng nghe
Cần phân biệt nghe và kỹ năng lắng nghe (Nguồn: TOS)

Lắng nghe đồng nghĩa với im lặng

Lắng nghe được hiểu là sự chủ động thấu hiểu chứ không phải là một dạng bị động. Lắng nghe là một dạng hành động tinh thần. Trong quá trình đó, tư duy, cảm xúc, sự tập trung hoạt động tối đa. Như vậy, bạn vẫn đang hoạt động khi lắng nghe.

Các lỗi thường gặp trong kỹ năng lắng nghe

Không tập trung vào người nói

Không tập trung vào người kể chuyện chính là sai lầm lớn nhất trong kỹ năng lắng nghe. Việc thể hiện thái độ hời hợt, thiếu hứng thú và xao nhãng trong quá trình giao tiếp khiến cuộc trò chuyện trở nên nhàm chán. Hơn nữa, điều này tạo ấn tượng xấu trong mắt người đối diện.

Đưa ra những ý kiến tiêu cực

Việc đưa ra những ý kiến mang tính phán xét về cách ăn mặc, giọng điệu, từ ngữ, tính chất câu chuyện sẽ gây khó chịu cho người nói. Chính vì thế, những thành kiến này sẽ là rào cản rất lớn để phát triển kỹ năng lắng nghe.

Các lỗi thường gặp trong kỹ năng lắng nghe
Đưa ra những ý kiến tiêu cực khiến cuộc trò chuyện trở nên bế tắc (Nguồn: TOS)

Không có sự chuẩn bị

Thông thường, mọi người thường quan tâm đến phần trình bày hơn phần lắng nghe. Tuy nhiên, muốn giao tiếp đạt hiệu quả tốt, việc chuẩn bị cho phần nghe cũng đóng vai trò quan trọng. Lắng nghe tốt sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh trong buổi trò chuyện.

Quá tập trung vào quan điểm cá nhân

Việc quá quan tâm đến suy nghĩ của mình sẽ khiến bạn mất đi sự khách quan trong giao tiếp. Điều này thể hiện bạn không xem trọng việc lắng nghe mà chỉ mong chờ đến phần nói để bảo vệ quan điểm của mình.

Xem thêm:

  • 9 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp
  • Các kỹ năng trong CV giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng
  • Kỹ năng cứng là gì? Cách rèn luyện các kỹ năng cứng quan trọng nhất

Ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Trong kinh doanh

Một vị khách nữ yêu cầu đổi trả sản phẩm vừa mua. Nhân viên trình bày về chính sách không đổi trả cho những sản phẩm đã tháo tag. Lúc này, vị khách tỏ thái độ tiêu cực và bắt đầu nói về những trải nghiệm không hài lòng với cửa hàng.

Thay vì đáp trả, nhân viên bán hàng vẫn luôn nở nụ cười và lắng nghe toàn bộ lời chỉ trích. Sau khi khách hàng đã trình bày xong, xét thấy lý do chính đáng, nhân viên kiểm tra lại sản phẩm và tiến hành thuyết phục cửa hàng trưởng.

Việc lắng nghe và hướng xử lý thông minh đã giúp người nhân viên có được thiện cảm của khách hàng. Hơn thế nữa, khách hàng sẵn lòng mua thêm những sản phẩm khác và trở thành khách hàng thân thiết sau đó. Có thể nói, lắng nghe là một cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng bán hàng cho nhân viên.

Xem thêm: 7 Cách làm chủ nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Lắng nghe là cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng bán hàng cho nhân viên (Nguồn: TOS)

Trong đàm phán

Công ty A và B cùng đấu thầu dự án may mặc. Sản phẩm của hai công ty đều tương đồng về chất lượng và giá thành, cơ hội sẽ dành cho công ty có phần trình bày thuyết phục được bên mua.

Trong quá trình đàm phán, một nhân viên của công ty A đã hoàn toàn im lặng và tập trung vào cuộc đối thoại thay vì tranh nhau đưa ra lý lẽ. Nhờ sự lắng nghe này, công ty A biết được bên mua đã từng gặp trường hợp khách hàng dị ứng khi mặc trang phục may sẵn.

Từ phát hiện đó, công ty A đã nhấn mạnh đến tính an toàn về nguyên vật liệu thông qua những kiểm định. Đồng thời cam kết sản phẩm may mặc bên A cung cấp phù hợp với mọi loại da. Trong khi công ty B đã bỏ qua yếu tố quan trọng này. Kết quả, công ty A đã trúng thầu. Có thể thấy, kỹ năng lắng nghe đã giúp công ty A nắm được nhu cầu khách hàng và có một cuộc đàm phán thành công.

Xem thêm:

Ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe hỗ trợ cho đàm phán (Nguồn: TOS)

Trong phỏng vấn

Sau khi tìm việc trên các website như CareerViet.vn, một ứng viên phỏng vấn cho vị trí hướng dẫn viên du lịch. Ứng viên lắng nghe và phân tích cách nhà tuyển dụng đặt câu hỏi. Anh thấy rằng nhà tuyển dụng đặt đa số câu hỏi xoay quanh độ tuổi của khách hàng, đặc biệt nhắc đến khách hàng lớn tuổi.

Như vậy, chỉ cần lắng nghe chăm chú, ứng viên có thể nhận ra nhà tuyển dụng mong muốn nghe những giải pháp, cách ứng xử của nhân viên với từng tệp khách du lịch, đặc biệt là người lớn tuổi. Ngay lúc này, ứng viên có thể đề xuất những phương án như tăng số trạm dừng, chuẩn bị xe đẩy hoặc hộp y tế, quản lý và nắm được hồ sơ bệnh án của khách lớn tuổi để thuận tiện cho việc xử lý. Vậy, lắng nghe là một cách hữu hiệu để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Xem thêm:

Ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Biết lắng nghe giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng (Nguồn: TOS)

Top 5 sách hay nên đọc về kỹ năng lắng nghe

Sách chính là tài liệu rèn luyện kỹ năng lắng nghe hữu ích. Bạn có thể tìm đọc những tựa sách hay tại các thư viện, nhà sách. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm đọc sách trực tuyến thông qua Google Books hoặc các trang sách điện tử chính thống khác. Sau đây, TopOnSeek sẽ giới thiệu đến bạn những tựa sách kỹ năng lắng nghe hay, hiệu quả:

Tựa sáchTác giảGiá bánNơi mua
Sức mạnh của lắng ngheBernard T. Ferrari50.000 đồngTiki, Kenosa, Lazada, Vinabook
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếpHiraki Noriko79.000 đồngFahasa, Tiki, VniBooks, Shopee
Đôi tai thấu suốt thế gianOopsy89.000 đồngTiki, Fahasa, Nhà sách Phương Nam
Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếpDale Carnegie129.000 đồngTiki, Vinabook
Kẻ thành công phải biết lắng ngheMark Goulston111.000 đồngTiki, Fahasa, VniBoooks, Newshop, Bến Nghé Books
5 tựa sách hay về kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Xem thêm:

Kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của TopOnSeek về kỹ năng lắng nghe. Mong rằng bài viết đã giúp ích cho bạn. Không chỉ kỹ năng lắng nghe, có rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn trở nên tốt đẹp và phát triển hơn trong tương lai. Hãy tìm hiểu thêm những mẹo hay về kỹ năng hữu ích trên Blogs của TopOnSeek nhé!

Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kết, dich vu tang traffic chat luong, SEO top gg, SEO tiktok, SEO agency, SEO web top Google, GPT cho SEO, SEO website top google, AI cho SEO, customer journey, content bán hàng, SEO Onpage, làm SEO như thế nào, content là gì, SEO từ khoá google, disavow là gì, SEO từ khóa google, dịch vụ SEO traffic, viết bài chuẩn SEO, dịch vụ traffic website, dịch vụ SEO từ khóa top google, check traffic website, cách SEO offpage, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO từ khóa uy tín, SEO bền vững, SEO từ khóa, có nên SEO top google, dịch vụ SEO trọn gói, thuê SEO website, dịch vụ SEO tổng thể website, SEO on page và off page

Nguồn: indeed

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat