Cách sử dụng Google Tag Manager để cải thiện SEO
Google Tag Manager (GTM) là một tính năng miễn phí ra đời từ năm 2005. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn không hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó. Vậy trong bài viết này sẽ tìm hiểu lý do tại sao và cách để SEO Google Tag Manager !
Gần đây, có khá nhiều người thắc mắc về Google Tag Manager là gì và tại sao nó lại quan trọng. GTM là công cụ giúp ích vào việc giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp giữa các phòng ban với nhau. Công cụ này được dùng miễn phí và giúp kiểm soát các đoạn mã và thẻ của mình (hay còn gọi là dev team). Mặc dù, theo ý kiến một số người thì cách thức hoạt động của GTM khá là chậm.Tuy nhiên, đây là công cụ mà SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) hay sử dụng để thúc đẩy digital marketing phát triển.
Ở mục dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi ích của SEO Google Tag Manager và cách thức hoạt động.
SEO Google Tag Manager có ích gì?
Google Tag Manager là tất cả về các thẻ và đoạn mã được liên kết với trang website của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là trước tiên bạn phải hiểu mục đích của thẻ, nơi tìm thấy thẻ và cách sử dụng thẻ chính xác.
Về cơ bản, thẻ chỉ là một đoạn mã giúp đo lường lưu lượng truy cập, theo dõi các chiến dịch trực tuyến và tìm hiểu về hành vi của người dùng. Ngoài ra, chúng giúp cung cấp tất cả thông tin cần thiết để đưa ra quyết định thành công cho chiến lược digital marketing . Một số thẻ phổ biến bao gồm Google Analytics, AdWords, AdRoll, Crazy Egg, Floodlight và bất kỳ thẻ tùy chỉnh nào bạn chọn để tạo. Mặt khác, đôi khi tất cả các thẻ này và các đoạn mã khác nhau cũng gây ra sự nhầm lẫn. Đó là lúc Google Tag Manager phát huy tác dụng.
Việc sắp xếp các thẻ và đoạn mã sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và giúp duy trì trang web hoạt động hiệu quả. Theo Google, rất dễ có các thẻ bị dư ra hoặc áp dụng không chính xác. Điều này có thể làm sai lệch phép đo của bạn và dẫn đến chi phí trùng lặp hoặc thiếu dữ liệu. Với GTM, sự sai lệch này sẽ được loại bỏ và có thể tự do theo dõi các chiến dịch marketing khi cần.
Cách hoạt động của Google Tag Manager
Google Task Manager (GTM) có 2 thành phần sau:
- Thẻ trên website. Nó bao gồm các thẻ tiếp thị và tối ưu hóa. Cụ thể là công cụ Google Analytics, theo dõi chuyển đổi AdWords và bộ đếm Floodlight, v.v.
- Các giá trị của cấu hình. Điều này đề cập đến các ứng dụng di động bạn đã tạo. Nếu đã tạo ứng dụng dành cho thiết bị di động, bạn có thể thay đổi các giá trị cấu hình một cách dễ dàng. Điều này bao gồm vị trí quảng cáo, thời gian chờ, động lực chơi game, v.v.,
GTM giúp tiết kiệm thời gian và quản lý mã của mình nếu bạn có nhiều thẻ khác nhau được liên kết với trang web. Hay là cần gỡ lỗi mã của mình nếu có điều gì đó không hoạt động bình thường. Lưu ý: việc đặt thẻ trên các trang web của bạn giúp có mã rõ ràng hơn, tốc độ trang web thực sự cải thiện.
Cách SEO Tag Manager giúp thăng hạng
Mới nhìn vào thì có vẻ như ai cũng nghĩ GTM rất khó để sử dụng. Nhưng ở dưới đây sẽ chỉ bạn cách để sử dụng nó mốt cách dễ dàng nhất.
Sau khi bạn nhập tên doanh nghiệp của mình (hoặc bất cứ thứ gì sử dụng để chỉ trang web của mình), bạn sẽ được yêu cầu thiết lập cái được gọi là vùng chứa.
Trong hộp nhỏ màu xám bên dưới, các trang web đều có một vùng chứa cho mỗi trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động. Vùng chứa bao gồm các thẻ theo dõi như Google Analytics và AdWords. Tốt hơn hết, bạn nên viết luôn tên miền ở trang website của bạn vào. Tuy nhiên, nếu bạn có blog hoặc các trang đích (landing pages) nhất định mà bạn muốn sử dụng GTM. Như vậy, bạn dễ dàng đặt các URL vào cùng một vùng chứa này nếu chúng là miền phụ của trang web
Bước 1: Tạo tài khoản và thiết lập vùng chứa
Bước 2: Thêm mã code vào vùng chứa
Khi tài khoản và vùng chứa của bạn được tạo thì bạn nhấp vào nút màu xanh, bạn sẽ thấy một trang hiển thị mới với một đoạn mã. Tiếp theo, bạn sử dụng mã này trên trang web của mình ngay sau thẻ mở. Đồng thời, nó phải được dán vào mọi trang trên trang web của bạn, nơi bạn muốn sử dụng GTM. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng ở cuối trang, có khá nhiều tùy chọn để bạn thêm thẻ. Nhưng có thể thêm sau, tốt hơn hết nên thêm Google Analytics ngay lập tức. Ít nhất, điều này sẽ đưa chúng ta đến điểm tiếp theo.
Bước 3: Thêm thẻ đã bao gồm Google Analytics
Ví dụ: Khi bạn nhấp vào nút Google Analytics (GA) như hình hiển thị ở bước số 2. Ngay lập tức, bạn sẽ được đưa đến một trang mới và yêu cầu bạn điền thông tin về tài khoản Google Analytics. Lúc này, công cụ sẽ biết được bạn có classic account hay universal account cũng như ID Google Analytics. Cụ thể, nếu bạn không tìm thấy ID ở tài khoản của mình, thì cũng có cách để GA đúng trên trang này.
Chú ý: Bạn sẽ không cần mã Google Analytics của mình sau khi bạn có GTM.
Bước 4: Thêm Firing Rule
Như bạn thấy tấm ảnh ở phía trên, bạn có thể thêm tính năng Kích hoạt. Điều này có nghĩa là nếu bạn có các quy tắc nhất định muốn Google Tag Manager biết về các trang nhất định thì có thể thêm tại đây. Bạn có thể chọn “existing rules” xong rồi chọn “All pages” (thường là sự lựa chọn tốt cho người mới sử dụng) hoặc chọn Create new rule.
Đề xuất bổ sung: Trên cùng một trang này, bạn có thể thêm cái được gọi là “Quy tắc chặn” cũng như chuyển đến “Cài đặt nâng cao”. Hai tính năng này cho phép bạn bật kích hoạt thẻ tùy chỉnh hoặc thêm các phiên bản khác nhau vào mỗi vùng chứa. Vì vậy, bạn nên xem liên kết này khi bạn cảm nhận được cách hoạt động của các công cụ. Đồng thời, bạn sẵn sàng chuyển sang các tính năng tùy chỉnh và nâng cao hơn.
Bước 5: Publish
Cuối cùng, công cụ sẽ hiển thị cho xem trước những gì bạn vừa thiết lập và có thể nhấp vào chữ “publish”.
Tiếp theo sau đó, bạn có thể quay lại trang tổng quan GTM của mình và thêm thẻ mới. Hay là có thể thay đổi vùng chứa của mình bất kỳ lúc nào. Đơn giản là bạn chỉ cần đăng nhập vào trang tổng quan GTM. Trong ví dụ trên, chúng ta đã xem qua thẻ Google Analytics. Vì vậy, điều đó có nghĩa là mã cho Google Analytics sẽ hoạt động và thông tin sẽ được ghi vào tài khoản của bạn.
Kết luận
Qua bài viết này như một phần nào đó giúp bạn hiểu được lợi ích của việc sử dụng SEO Google Tag Manager và cách thiết lập, hoạt động của nó. Ngoài ra, bạn có thể hiểu được việc thêm thẻ Google Analytics vào GTM sẽ có hiệu quả ra sao. Đây thực sự là một công cụ tuyệt vời giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh của bạn một cách hiệu quả nhất.
GOOD LUCK !
Nguồn tham khảo: Understanding How to Use the Google Tag Manager
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành