Meta Description là gì? 8+ Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO | TOS
Meta description đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa bài viết tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần nội dung content SEO của bạn phong phú và hữu ích là đủ. Nhưng không, thẻ mô tả meta mới chính là “chìa khóa” để người dùng ra quyết định click xem trang của bạn. Vậy meta description là gì? Cùng Top On Seek tìm hiểu cách viết thẻ mô tả meta để đưa bài viết của mình lên top 1 Google nào!
Xem thêm:
1. Thẻ Meta là gì?
Trước tiên, để hiểu rõ hơn về meta description thì bạn nên biết thẻ meta là gì? Thẻ meta/meta tag là đoạn văn bản mô tả nội dung của trang. Các thẻ meta không xuất hiện trên chính trang đó mà chỉ xuất hiện trong mã nguồn của trang. Thẻ meta về cơ bản là các mô tả nội dung nhỏ giúp cho các công cụ tìm kiếm biết trang web nói về cái gì.
Xem thêm:
Dịch Vụ SEO Traffic: Cam Kết Tăng Traffic Website Chất lượng
Sapo là gì? Cách viết sapo hay, thu hút
Có bốn loại thẻ meta trong SEO chính bạn nên biết:
- Meta Keywords là gì? – Một loạt các từ khóa bạn cho là có liên quan đến trang đang đề cập.
- Meta title (SEO title) là gì? – Đây là văn bản bạn sẽ thấy ở đầu trình duyệt của mình. Các công cụ tìm kiếm xem văn bản này là “tiêu đề” của trang của bạn.
- Meta description là gì? – Mô tả ngắn gọn về trang.
- Meta Robots là gì? – Một chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm (robot hoặc “bot”) về những gì họ nên làm với trang.
2. Meta Description là gì?
Meta description là thẻ mô tả meta hoạt động như một bản tóm tắt 155-160 ký tự mô tả nội dung của một trang web. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi meta description là gì mà mọi người đang thắc mắc.
Các công cụ tìm kiếm hiển thị meta description trong kết quả khi nó chứa các từ khóa đang được người dùng truy vấn. Không giống như tiêu đề trang, thẻ mô tả không phải là một yếu tố xếp hạng. Tuy nhiên, chúng lôi kéo người dùng nhấp qua một trang và là một phần hiệu quả trong SEO website.
Bạn sẽ thấy thẻ meta description html là <meta name = “description” content =, sau đó là nội dung của thẻ mô tả meta văn bản mà bạn đã viết.
Lấy ví dụ. khi bạn search từ khóa “Phần mềm SEO tốt nhất” vào thanh tìm kiếm của Google, bạn được dẫn đến trang kết quả của SERP như sau.
Mọi người dễ dàng nhận thấy, các từ màu xanh ở trên cùng là Meta Title. Bên dưới chúng, bạn sẽ thấy một mô tả không quá 155 ký tự. Đây là được gọi là thẻ mô tả.
Xem thêm: Keyword là gì? Cách tìm và xác định từ khóa trong SEO
3. Phân tích Meta Description trang chủ
Nhiều người lầm tưởng tham khảo thẻ mô tả meta của người khác giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng nội dụng của trang của mình. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm khiến bạn phải loay hoay khi những nội dung mô tả meta trang khác cứ lỡn vởn hoài trong dầu bạn. Dưới đây là một vài gợi ý cách viết content cho thẻ meta description hiệu quả, nhanh chóng cho trang chủ.
3.1. Độ dài thẻ mô tả meta trang chủ
Sau khi tìm hiểu khái niệm meta description là gì khiến nhiều người hiểu nhầm rằng thẻ bắt buộc phải từ 155-160 ký tự. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn sai. Bạn vẫn có thể chọn cho mình một thẻ mô trả trang dài hơn trong khoảng từ 155-300 ký tự.
Xem thêm: Keywordtool.io là gì? Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa free từ A-Z
3.2. Nội dung thẻ meta description
Nội dung thẻ mô tả meta là yếu tố tiên quyết nhất quyết định lượt click xem. Meta description của bạn phải cung cấp được cái nhìn tổng quan ngắn gọn về nội dung của trang web, cũng như một lý do thuyết phục để nhấp vào thẻ tiêu đề. Quá trình này diễn ra nhanh chóng khiến nhiều người vẫn không nhận thức được khi họ đã đưa ra quyết định.
Họ sẽ chỉ cần nhấp vào liên kết, thỏa mãn sự tò mò của về vấn đề đó. Đây là một ví dụ tốt về một thẻ mô tả meta tuyệt vời và hấp dẫn người dùng
Chỉ với 32 từ, Top On Seek đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, hấp dẫn đến cho người đọc. Chỉ với thẻ meta description, bạn đã biết được dịch vụ SEO, tư vấn từ khóa mà công ty cung cấp. Toponseek định vị thương hiệu của nó cho người đọc cực kỳ tốt thông qua các từ khóa “uy tín” “toàn diện” “hiệu quả”. Cuối cùng, của thẻ mô tả meta là thông tin liên hệ ngay cho những ai muốn tư vấn trực tiếp qua điện thoại.
Xem thêm: Một số cách viết content hay và thu hút nhất cho người mới
4. Phân tích meta description trang sản phẩm
Viết mô tả meta cho các trang sản phẩm dễ hơn so với trang chủ. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét một số lưu ý sau:
4.1. Thẻ không chứa toàn bộ nội dung trang chủ
Sẽ là một sai lầm cực kỳ lớn nếu bạn đưa hoàn toàn nội dung thẻ mô tả trang chủ vào trang sản phẩm. Điều này sẽ khiến thông tin bị loãng và không kích thích người đọc tìm hiểu.
Thay vào đó, bạn hãy cung cấp nội dung gì hữu ích cho người mua hàng một cách cụ thể hơn cho meta description:
- Bán keo chà ron? Hãy để người đọc biết rằng keo chà ron sẽ là giải pháp hỗ trợ tối ưu cho các công trình xây dựng.
- Bán máy cắt cỏ? Cho người đọc tưởng tượng một hành trình nhanh chóng và dễ dàng qua cỏ.
Để có một ví dụ hay về mô tả meta thuyết phục, hãy xem kết quả tìm kiếm cho dịch vụ phân tích SEO và chiến lược SEO của Top On Seek.
Xem thêm: Product Life Cycle – Ý nghĩa của vòng đời sản phẩm trong Marketing
4.2. Meta description cung cấp giải pháp
Điều này có nghĩa là khi bạn viết thẻ mô tả cho trang sản phẩm của mình; nội dung cần nêu bật được hướng đi để giải quyết nhu cầu hiện tại của khách hàng. Điều này giúp kích thích người đọc click nhiều hơn vào trang sản phẩm của bạn. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem tiếp phân tích ví dụ về trang sản phẩm của Top On Seek dưới đây.
Thẻ meta description của TopOnSeek đưa ra được hướng giải quyết cho vấn đề cho khách hàng của mình; Đó là “phân tích tiềm năng thị trường, dựa vào nhu cầu tìm kiếm người dùng và…” Đồng thời hứa hẹn đây là giải pháp tối ưu cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn; Thể hiện qua “Dựa vào nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của khách hàng…”.
4.3. Viết hoa thẻ mô tả meta description
Viết hoa mô tả meta là một bước đi táo bạo cho trang sản phẩm. TopOnSeek không khuyến khích bạn viết hoa toàn bộ thẻ của mình. Tuy nhiên, khi viết hoa dễ dàng thu hút sự chú ý của người đọc vào trang sản phẩm của mình.
Thay vì viết hoa toàn bộ sẽ gây rối mắt, bạn có thể viết hoa 1-2 cụm từ bạn cho là đặc biệt quan trọng cần chú ý. Điều này giúp chúng nổi bật trong nội dung thẻ meta description của bạn và giữ được sự tập trung của người đọc.
Qua hình ảnh trên bạn có thể thấy, trang sản phẩm dịch vụ lập trình Web và Moblie App của TopOnSeek viết hoa một số từ như “SEO Expert” “On-Page”, chữ cái đầu của cụm từ “Tốc đô tải trang”. Điều này làm những từ này trở nên nổi bật khi nhìn vào thẻ meta mô tả của Top On Seek.
4.4. Chỉ rõ sự khác biệt, nổi trội sản phẩm
Ngoài những nội dung cần có, bạn cần đưa ra một số ý tưởng về sự khác biệt của sản phẩm trong thẻ meta description.
Chúng ta cùng phân tích ví dụ trên. Đầu tiên, thẻ mô tả meta này cung cấp được nội dung của bài viết đó là “Thế nào là nội dung chuẩn SEO? Cấu trúc của nó?”
Sau đó, TopOnSeek thực hiện điều này bằng cách nhấn mạnh “lên top bền vững”. Đồng thời thẻ mô tả meta này còn một số yêu cầu khi tối ưu nội dung chuẩn SEO như tối ưu các thẻ Heading. Nhưng sau đó, tất cả chỉ là để khách hàng tự hình dung về cách xây dựng nội dung SEO bền vững. Điều này khiến bạn thắc mắc và dễ nhấp chuột vào thẻ tiêu đề để xem nội dung bài viết.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh
4.5. Kết thúc nội dung thẻ bằng nửa câu
Một số chuyên gia SEO thường sẽ khuyên bạn để nên đảm bảo meta description cần kết thúc bằng câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đôi lúc chỉ cần nửa câu có thể làm nên điều kỳ diệu cho tỷ lệ nhấp bài viết của bạn trên trang. Chiên lược này càng hiệu quả hơn khi giới hạn ký tự viết thẻ mô tả meta càng nằm trong khoảng từ 155-165 ký tự càng tốt.
Xem thêm: 3 lý do quan trọng nên chọn Google Maps bản cập nhật
5. Làm thế nào để viết thẻ meta description tốt?
5.1. Nội dung chung thẻ mô tả meta cần có
Bây giờ chúng ta đã hiểu sâu hơn về meta description là gì? Chắc có lẽ bạn đang tự hỏi: Cách tốt nhất để áp dụng kiến thức này vào doanh nghiệp của bạn là gì?
Đầu tiên, tập trung vào những gì sẽ buộc người dùng tìm kiếm nhấp vào thẻ tiêu đề của bạn. Điều đó đòi hỏi phải trả lời hai câu hỏi:
- Bạn đang yêu cầu gì?
- Tại sao tôi nên mua từ bạn?
5.2. Nội dung cụ thể cho thẻ mô tả meta cần có
Đối với các trang sản phẩm, đầu tiên thẻ meta description cần trả lời: bạn đang cung cấp sản phẩm của mình. Điều thứ hai sẽ được giải quyết bằng một thực tế đơn giản rằng bạn là người bán sản phẩm.
Meta description cho trang chủ của bạn khá phức tạp. Như chúng ta đã thấy trong ví dụ TopOnSeek, điều tốt nhất là liên tục nhấn mạnh thương hiệu của bạn. Đó là điều mà toàn bộ doanh nghiệp của bạn cung cấp, và đó là lý do họ nên sử dụng dịch vụ của bạn.
Meta description là nơi mà độc giả biết những gì bạn làm, nói với họ về đề xuất bán hàng độc đáo của bạn và truyền đạt thông tin này nhiều lần. Vì vậy tốt nhất bạn nên kiên nhẫn và suy nghĩ kỹ về thương hiệu của bạn để có được thẻ mô tả meta hiệu quả.
Nếu bạn là doanh nghiệp lâu năm, khách hàng quay lại nói gì về bạn? Và nếu bạn là người mới, điều gì khiến bạn nghĩ doanh nghiệp này sẽ có được khách hàng?
Nói chuyện với mọi người về doanh nghiệp của bạn, xây dựng meta description giống như đi thang máy thang máy. Bạn sẽ phải đi qua một vài tầng (bản nháp) để đến bản mô tả meta tốt và phù hợp nhất cho bạn. Bởi vì đây sẽ là lần tiếp xúc đầu tiên của nhiều khách hàng đối với thương hiệu, do đó bạn hãy cực kỳ chú ý nhé!
Xem thêm: KPI: Đo lường sự thành công của SEO
6. Cách viết meta description chuẩn SEO
Nhiều người cho rằng một bài viết chuẩn SEO chỉ cần chứa từ khóa cần tối ưu; nhưng điều đó chưa đủ vì theo những bản cập nhật gần đây của Google hành vi của người dùng bao gồm:
- Tỷ lệ click – CTR
- Tỷ lệ thoát trang – Bounce rate
- Thời gian xem bài viết – Time on site
Ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một trong những yếu tố quyết định tới vị trí xếp hạng của website. Bạn có thể kiểm tra các yếu tố này trong Google Analytic
Chính vì thế yêu cầu về một meta description giờ đây đã có nhiều thay đổi hơn là chỉ chứa từ khóa. Có thể chia thành các yếu tố sau:
6.1. Xuất hiện từ khóa
Từ khóa là yếu tố quan trọng nhất trong cách viết meta description chuẩn SEO. Bạn phải đảm bảo các từ khóa quan trọng nhất của bạn cho trang web hiển thị trong phần mô tả meta.
Thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ tô đậm ở nơi nó tìm thấy truy vấn của người tìm kiếm trong thẻ mô tả meta của bạn. Dưới đây là một ví dụ khi tìm kiếm từ khóa “semrush trên Google”
Xem thêm: SEMrush: Hướng dẫn sử dụng SEMrush từ A-Z
6.2. Viết meta description dễ đọc
Viết thẻ mô tả dễ đọc là điều cần thiết cách viết mô tả meta chuẩn SEO. Nếu bạn nhồi quá nhiều từ khóa vào thẻ mô tả meta sẽ khiến người dùng nghĩ bạn là một trang web spam. Thông thường, bạn nên bắt đầu thẻ meta description bằng từ khóa và toàn bộ nội dung chỉ chứa 1-2 từ. Bạn hãy chắc chắn rằng mô tả của bạn đọc giống như một câu bình thường, do con người viết.
Dưới đây là một thẻ meta dễ đọc bạn có thể tham khảo với từ khóa tìm kiếm Google Image
6.3. Nội dung hấp dẫn khớp với trang
Bạn hãy đối xử với mô tả meta như thể đó là một quảng cáo cho trang web của bạn. Do đó, bạn cần làm cho nó hấp dẫn và phù hợp nhất có thể. Tuy nhiên, thẻ meta description phải khớp với nội dung trên trang. Dưới đây là một ví dụ về thẻ mô tả meta hấp dẫn khớp nội dụng với trang cho từ khóa Hosting giá rẻ.
6.4. Độ dài hợp lý
Đây là một yếu tố quan trọng trong cách viết meta description chuẩn SEO. Một mô tả meta nên dài không quá 155 – 160 ký tự mặc dù gần đây Google đang thử nghiệm những đoạn dài hơn.
Nếu không, thẻ mô tả meta của bạn sẽ bị mất hiển thị đoạn nội dung còn lại. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bất kỳ từ khóa quan trọng nào ở gần phía trước. Dưới đây là một ví dụ về thẻ mô tả meta của từ khóa june 2019 core update có độ dài hợp lý.
6.5. Không trùng lặp mô tả meta
Đây cũng là một yếu tố trong cách viết meta description chuẩn SEO. Cũng như thẻ tiêu đề , mô tả meta phải được viết khác nhau cho mỗi trang. Google có thể phạt bạn vì sao chép hàng loạt mô tả meta của bạn.
6.6. Xem xét sử dụng đoạn mã phong phú
Yếu tố này khá quan trọng trong cách viết meta description chuẩn SEO tuy nhiên ít ai chú ý đến. Bằng cách sử dụng đánh dấu lược đồ, bạn có thể thêm các yếu tố vào thẻ mô tả để tăng sức hấp dẫn của chúng. Ví dụ: xếp hạng sao, xếp hạng khách hàng, thông tin sản phẩm, lượng calo, v.v.
6.7. Tạo sự chú ý – Attention
Sự chú ý ở đây có thể là lợi ích khi mua hàng (khuyến mãi, giảm giá, miễn phí vận chuyển, đổi trả,…), tóm tắt mục đích của bài viết (kiến thức, hướng dẫn, công thức,…) hoặc đưa ra các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Sự chú ý của khách hàng chỉ dừng lại trên thẻ mô tả khoảng 3 – 5s đầu tiên. Chính vì vậy bạn cần đưa cho họ 1 lý do vì sao nên đọc bài viết của bạn nhanh nhất có thể. Tuy nhiên đừng cố gắng sử dụng những thông tin gây sốc để tăng tỷ lệ Click (CTR); vì đơn giản nếu bạn lừa dối khách hàng; họ sẽ thoát trang chỉ sau 1s và làm chỉ số thời gian trên trang (Time on site) và tỷ lệ thoát trang (bounce rate) trở nên vô cùng tệ hại.
Tạo sự chú ý cho đoạn meta description
6.8. Lời kêu gọi hành động ấn tượng – Call to action (CTA)
Có thể đối với bạn khi đọc những cụm từ như:
- Nhận tư vấn ngay
- Xem ngay
- Mua ngay
- Liên hệ ngay
Bạn sẽ nghĩ rằng: “Làm thế nào mà những cụm từ này lại khiến khách hàng click vào trang của mình được?”
Tuy nhiên hãy nhìn những cụm từ này trên quan điểm của một người đang có nhu cầu hoặc vấn đề cần giải quyết để có một góc nhìn khác.
Tạo câu CTA ấn tượng, thúc đẩy khác hàng đi đến hành động tiếp theo
Về cơ bản tâm lý chung của con người là luôn trốn tránh hoặc tìm cách xử lý những rắc rối một cách nhanh chóng nhất có thể. Nếu như ở phần trên bạn đã đưa ra những lợi ích hoặc giải pháp cho các vấn đề của khách hàng thì CTA chính là 1 cú hích nhẹ để biến những cảm xúc của họ trở thành hành động.
7. Meta description WordPress
7.1. Thẻ mô tả meta WordPress là gì?
Meta description WordPress là gì? Thẻ mô tả meta WordPress cũng có khái niệm tương tự. Đây là thẻ mô tả meta hoạt động như một bản tóm tắt 155-165 ký tự mô tả nội dung của một trang web trên nền tảng trang WordPress.
Thẻ meta description html trong wordpresss cũng tương tự là <meta name = “description” content =, nội dung thẻ mô tả meta.
7.2. Tại sao thêm Meta description vào WordPress?
Thẻ mô tả meta cho phép bạn nói với các công cụ tìm kiếm nhiều hơn về nội dung của bài đăng và trang của bạn. Meta description wordpress là một mô tả ngắn gọn về nội dung trang hoặc bài đăng của bạn.
Dưới đây là một thẻ mô tả của từ khóa lịch sử thuật toán google trên nền tảng WordPress.
Meta description thực sự là các thẻ meta HTML. Nó đi vào tiêu đề trang web của bạn. Các plugin WordPress SEO giúp bạn dễ dàng thêm thẻ mô tả Meta từ khu vực quản trị WordPress của bạn cho mỗi bài đăng.
7.3. Thêm meta description vào WordPress
Yoast SEO đi kèm với hỗ trợ tích hợp cho mô tả meta. Tuy nhiên, tính năng từ khóa meta bị tắt theo mặc định. Trước tiên, bạn sẽ cần kích hoạt nó để sử dụng thẻ mô tả meta trong WordPress. Dưới đây là 4 bước cở bản để thêm meta description vào WordPress.
- Bước 1: Truy cập SEO »Trang bảng điều khiển và chọn tab ‘Tính năng’.
- Bước 2: Ở mục Cài đặt trang nâng cao »Đã bật và chọn “lưu thay đổi”.
Trang cài đặt SEO Yoast bây giờ sẽ tải lại và bạn sẽ có thể thấy nhiều tùy chọn hơn trong menu SEO.
- Bước 3: SEO »Tiêu đề & trang Meta và sau đó nhấp vào tab ‘Khác’.
Bây giờ bạn cần nhấp vào ‘Đã bật’ trong ‘Sử dụng thẻ từ khóa meta?’ tùy chọn và sau đó nhấp vào nút lưu thay đổi.
Bạn đã thêm meta description vào WordPress. Bây giờ bạn có thể thêm thẻ mô tả vào bài viết và trang của bạn .
7.4. Sửa meta description ở đâu?
Bạn đang có một bài viết cần sửa thẻ mô tả meta WordPress.
Đầu tiên, bạn hãy cuộn xuống một chút để hộp meta ‘Yoast SEO’ bên dưới trình chỉnh sửa bài đăng. Bạn sẽ thấy tiêu đề trang web của bạn và tự động tạo mô tả dưới dạng đoạn trích. Chọn nút “Edit snippet” bạn sẽ thấy trường meta keyword. Điều này sẽ biến bản xem trước đoạn trích thành một khu vực có thể chỉnh sửa.
Bây giờ bạn đã biết sửa meta description ở đâu rồi phải không nào?
Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng từ khóa chính của bạn ít nhất một lần trong meta description wordpress.
Sau đó nhấp vào nút ‘Đóng trình chỉnh sửa đoạn trích’ khi bạn hoàn tất. Bạn sẽ có thể thấy thẻ mô tả meta tùy chỉnh của mình trong bản xem trước đoạn trích ngay bây giờ. Bây giờ bạn có thể lưu hoặc xuất bản bài viết hoặc trang của bạn.
Toponseek hi vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thẻ meta description cũng như các thông tin cần thiết liên quan đến để nó trở thành công cụ SEO giúp ích cho bạn. Mọi chi tiết thắc mắc, bạn có thể liên hệ để được tư vấn trực tiếp trên Website.
8. Cách thêm Emoji vào thẻ Tiêu đề và Meta description
Trên thực tế, Emoji – biểu tượng cảm xúc trong thẻ Tiêu đề và Meta description được cho là có tác dụng thu hút sự chú ý và tăng tỷ lệ nhấp chuột.
Và nếu bạn muốn làm những thứ đáng yêu này, thì hãy bắt đầu khám phá cùng Top On Seek qua các cách dưới đây.
8.1. Sử dụng Yoast SEO
Với plugin Yoast SEO, tất cả bạn đều được thiết lập với sự hỗ trợ cho Emoji trong thẻ tiêu đề và meta description của mình.
8.2. Lựa chọn Emoji theo nhu cầu
Một trang web tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để lấy mã cho Emoji là amp-what.com. Trên trang web, bạn có quyền truy cập vào vô số biểu tượng cảm xúc thú vị, cùng với các mã hoạt động trên Yoast.
Đây là một ví dụ.
Tìm kiếm một biểu tượng cảm xúc cụ thể? Bạn có thể sử dụng trường tìm kiếm ở trên cùng bên phải của trang để thu hẹp tìm kiếm của mình.
Ví dụ: nhập “love” vào trường tìm kiếm.
Kết quả tìm kiếm sẽ như sau:
8.3. Nhận mã Emoji
Lấy mã cho Emoji thật dễ dàng! Đơn giản chỉ cần nhấp vào Emoji bạn muốn.
Khi làm như vậy, bạn sẽ thấy một phiên bản phóng to của biểu tượng cảm xúc của mình cùng với mã để sao chép và dán.
Nếu bạn muốn thay đổi HTML thành CSS. Chỉ cần quay lại trường tìm kiếm ở trên cùng bên phải của trang và nhấp vào mũi tên bên cạnh trường.
Bạn sẽ có thể chọn mã cho biểu tượng cảm xúc của mình, cho dù bạn muốn U + 0000, HTML Decimal, HTML Hex, JSON, CSS hay URL.
8.4. Dán mã Emoji vào thẻ Tiêu đề và Meta description
Khi bạn có mã cho Emoji đã chọn, hãy sao chép và dán mã đó vào trường WordPress cho thẻ Tiêu đề hoặc Meta description của bạn.
Nếu bạn đang mã hóa trang web của mình từ đầu, bạn có thể sử dụng nó theo cách tương tự.
5 lý do bạn cần thêm Emoji vào Meta title và Meta description
Tất nhiên, biểu tượng cảm xúc trong thẻ tiêu đề của bạn sẽ thu hút ánh mắt của những người có tính vội vàng và thậm chí cho họ thêm lý do để nhấp.
Tuy nhiên, một lưu ý phụ là bạn có thể gặp vấn đề khi làm như vậy.
Dưới đây là năm điều cần xem xét.
#1 Emoji không phải lúc nào cũng xuất hiện trên bản xem trước trong Yoast
Khả năng hiển thị Emoji của Yoast khác nhau giữa các thiết bị. Mình đã thực hiện nghiên cứu này bằng cách sử dụng PC chạy Windows với Google Chrome và thường thì mã Unicode, mã Google đều không hiển thị bản xem trước.
#2 Nếu người dùng không đặt Emoji trên thiết bị của họ, Emoji có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm dưới dạng hình rỗng
Không có cách nào để biết liệu người dùng có đặt biểu tượng cảm xúc trên thiết bị của họ hay không. Và nếu không có điều đó, họ sẽ thấy biểu tượng cảm xúc của bạn dưới dạng hình rỗng. Và dĩ nhiên bạn sẽ không muốn điều này xảy ra!
Tuy nhiên, bạn luôn có thể thực hiện một số thao tác phụ để phát hiện thiết bị hoặc nếu biểu tượng cảm xúc xuất hiện.
#3 Emoji có thể không xuất hiện trong trình duyệt trên PC và thay vào đó là hiển thị hình rỗng
Ví dụ: Emoji trên trang này được xem trước trong Yoast, xuất hiện trong SERPs và hiển thị tốt trong các trình duyệt trên thiết bị di động – nhưng biểu tượng này hiển thị dưới dạng hình rỗng có nghĩa là trình duyệt không thể phân tích cú pháp mã hóa ký tự.
#4 Google có thể Update và ngừng hiển thị Emoji trong tìm kiếm, thì nó có thể dẫn đến hiển thị mã thay vào trong hiển thị của thẻ Tiêu đề
Hy vọng rằng, nếu họ ngừng sử dụng chúng thì họ sẽ gỡ những mã đó. Nhưng các chuyên gia SEO sẽ làm tốt để theo dõi SERP của họ để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
#5 Emoji chiếm không gian ký tự trong thẻ tiêu đề và yêu cầu thẻ tiêu đề phải ngắn hơn bình thường
Mặc dù Yoast cho xem trước Emoji dưới dạng một hình ảnh có khoảng trắng sau, nhưng trên thực tế, nó yêu cầu 9 ký tự và khoảng trắng để chèn biểu tượng cảm xúc vào tiêu đề.
Mình vẫn không chắc điều này hoạt động như thế nào bên trong Google, mặc dù mình hy vọng nó dựa trên chiều rộng của biểu tượng cảm xúc chứ không phải mã bắt buộc để hiển thị biểu tượng đó.
Nên hay không khi sử dụng Emoji?
Biểu tượng cảm xúc rất dễ thương, thân thiện và cực kỳ dễ hiểu.
Hơn nữa, chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trực tuyến. Mọi người cắm một cái để thể hiện cảm xúc khi văn bản không thể hiện hết ý họ muốn nói.
Nhưng chúng có thực sự phù hợp khi đặt vào thẻ Tiêu đề và Meta discription của bạn không? Câu trả lời là “Tùy thuộc vào bạn”.
“Nên” khi biểu tượng cảm xúc có thể mang lại cho những người có nhịp sống nhanh thích thú và nhấp vào. Nhưng cũng có những lý do tại sao việc thêm Emoji có thể không phải là một ý tưởng tuyệt vời.
Bạn có muốn chấp nhận rủi ro khi một số người nhìn thấy hình rỗng bên cạnh dòng tiêu đề của bạn để có thêm vài lần nhấp chuột không? Quyết định cuối cùng là của bạn.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
- Ngành marketing là gì?
- Content Creator là gì? 5 Kỹ năng cần có của một Content Creator
- Kỹ năng truyền thông?
- Kênh phân phối?
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cung cấp dịch vụ SEO uy tín, chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu của bạn thì Top On Seek là lựa chọn tuyệt vời. Với đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về SEO, chúng tôi luôn tự tin mang đến cho Website của bạn những giải pháp SEO toàn diện nhất! Vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin TOS sẽ nhanh chóng gọi và tư vấn chi tiết cho bạn. |
Nguồn tham khảo:
- https://www.shopify.com/blog/how-to-write-meta-descriptions
- https://www.wpbeginner.com/beginners-guide/how-to-add-keywords-and-meta-descriptions-in-wordpress/
- https://www.searchenginewatch.com/2016/05/26/how-to-write-meta-descriptions-for-seo-with-good-and-bad-examples/
- https://www.wordstream.com/meta-tags
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành